Về phong thủy, trầu bà được xem là đế vương mang đến tài lộc, thịnh vượng và may mắn cho gia chủ. Ngoài ra, loại cây này còn có tác dụng hút khí độc trong phòng và trị sỏi thật khá hiệu quả.

Cây trầu bà leo. Ảnh minh họa.
Cây trầu bà leo. Ảnh minh họa.


1. Dụng cụ trồng và đất trồng

Dụng cụ trồng

Trầu bà có thể trồng ở chậu treo, chậu cảnh hay bình thủy tinh… Nhiệt độ thích hợp để cây phát triển là từ 18 - 30 độ C. Tốc độ sinh trưởng của cây trầu bà khá nhanh, đặc biệt cây sống tốt ở bóng râm, phát triển nhanh ở nơi có khí hậu mát mẻ, hút nhiều nước, có thể làm cây thủy sinh.


Đất trồng

Cây trầu bà thích hợp với loại đất trồng tơi xốp, thoáng khí, giữ ẩm tốt, giàu dinh dưỡng. Có thể dùng hỗn hợp đất trồng, phân chuồng hoai mục, có thể thêm than củi để lâu ngày.

Nếu trồng trầu bà trong nước cần để nhiều nước trong lọ, nhưng tuyệt đối không thể lá bị ngập nước.


Cây trầu bà trồng trong châu. Ảnh minh họa.
Cây trầu bà trồng trong châu. Ảnh minh họa.

2. Chọn giống và trồng trầu bà

Trồng trong nước: Cây trầu bà giống cần rửa sạch rễ cây, sau đó đặt vào trong chậu hoặc bình chứa dung dịch trồng cây.

Trồng bằng đất: Cắt một đoạn cành có nhánh, có mầm, rồi mang trồng vào chậu cát thô hoặc đá trân châu. Không đem cành cắm vào nước hoặc đất ẩm, vì cây trầu bà chỉ nhân giống được khi bị ngăn chặn sự sinh trưởng. Sau khi trồng xong phải tưới nước giữ ẩm cho cây.

Trầu bà trồng trong phòng làm việc vừa thanh lọc không khí vừa tốt cho phong thủy. Ảnh minh họa.
Trầu bà trồng trong phòng làm việc vừa thanh lọc không khí vừa tốt cho phong thủy. Ảnh minh họa.

3. Chăm sóc

Nên đặt cây ở nơi có ánh sáng tự nhiên nhưng râm mát vì trầu bà là cây ưa bóng, phù hợp với cường độ áng sáng trung bình. Nếu trồng trầu bà ngoài trời thì cần làm mái che, nếu không cây sẽ bị vàng và cháy lá hoặc chết.

Còn cây trầu bà thủy sinh để bàn thì không đặt ở sát cửa kính hoặc nơi có ánh nắng gắt chiếu vào. Mỗi tuần mang cây ra phơi nắng 1 lần vào sáng sớm khoảng 15 - 30 phút. Cần thay nước 1 tuần 1 lần; lượng nước cho ngập 2/3 bộ rễ.

Trầu bà không cần nhiều dinh dưỡng nên không cần sử dụng nhiều phân bón. Thỉnh thoảng có thể hòa tan một số loại phân bón lá rồi tưới cho cây.

Đối với cây trầu bà trồng ngoài đất, cần làm giàn leo hoặc cắm cọc để cây có giá thể leo. Nếu không thì có thể để cây trầu bà leo bám trên một thân cây khác.