Liệu pháp điều trị HIV liên quan đến sự kết hợp của thuốc phải được thực hiện 1-2 lần/ngày, làm cho việc tuân thủ điều trị là một thách thức đối với nhiều người. Mới đây, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một loại thuốc mà chỉ cần được thực hiện 1 lần/tuần.
Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) ở Hoa Kỳ, đã phát triển loại thuốc uống ở dạng viên nang có thể giải phóng từ các loại thuốc kháng retrovirus trong vòng 1 tuần. Các nhà khoa học đã tìm ra khả năng chuyển đổi liệu pháp điều trị HIV, có nghĩa là mọi người chỉ cần uống 1 viên/ tuần chứ không phải dùng nhiều loại thuốc mỗi ngày.
Tác giả nghiên cứu Robert Langer - Giáo sư David H. Koch Institute tại MIT, và các đồng nghiệp của ông tin rằng: Loại thuốc này có thể chống lại vấn đề tuân thủ điều trị kháng retrovirus hiện tại; nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tới 30% những người nhiễm HIV không tuân thủ phác đồ điều trị của họ.
HIV là vi-rút tấn công và phá hủy các tế bào miễn dịch quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng và bệnh. Nếu không được điều trị, HIV có thể tiến triển thành AIDS, và hệ thống miễn dịch bị tổn thương nghiêm trọng. Vào năm 2016, có khoảng 36,7 triệu người trên toàn cầu sống chung với HIV và AIDS.
Trong số những người này, khoảng 1,8 triệu người mới bị nhiễm bệnh. Khoảng 30 năm trước, HIV được nhiều người coi là án tử hình. Ngày nay, vi-rút có thể được điều trị thành công bằng các loại thuốc kháng retrovirus, hoạt động bằng cách giảm mức độ nhiễm HIV trong cơ thể. Cần phải dùng thuốc kết hợp các thuốc chống retrovirus khác nhau mỗi ngày để điều trị thành công, nhưng bệnh nhân có thể thấy khó có thể áp dụng được chế độ như vậy.
Đứng trước thực tế này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra ý tưởng lần đầu tiên vào năm 2016, đó là một viên nang uống có thể lưu lại dạ dày trong 2 tuần và giải phóng các thuốc. Trong nghiên cứu trước đó, nhóm tác giả đã chứng minh viên nang có thể giúp điều trị sốt rét bằng cách giải phóng dần liều thuốc sốt rét ivermectin có kiểm soát.
Ở nghiên cứu này, họ đã xem liệu viên nang có hiệu quả trong điều trị HIV hay không, nhưng cần một số thay đổi về thiết kế. Viên nang ban đầu bao gồm 6 nhánh được làm từ một polymer đơn và mạnh. Mỗi nhánh chứa các thuốc và gấp lại. Sau khi uống, các nhánh mở ra và giải phóng thuốc.
Tuy nhiên, đối với điều trị HIV, viên nang cần giải phóng các loại thuốc khác nhau với tốc độ khác nhau - điều mà thiết kế ban đầu không cho phép. Và nhóm nghiên cứu đã điều chỉnh thiết kế. Cấu trúc chính của viên nang mới vẫn được tạp thành từ một polymer đơn, mạnh, nhưng từng nhánh trong 6 nhánh có thể chứa một thuốc khác nhau, nhờ bổ sung các "polymer giải phóng".
Các nhà nghiên cứu giải thích: "Theo một cách nào đó, nó giống như đặt một hộp thuốc vào trong một viên nang. Bạn sẽ có những ngăn cho từng ngày trong tuần trong một viên thuốc”.
Để xem liệu viên thuốc mới có hiệu quả chống HIV hay không, các nhà nghiên cứu đã nạp vào đó 3 loại thuốc kháng HIV khác nhau là dolutegravir, rilpivirine, và cabotegravir, hiện đang được sử dụng để phòng ngừa và điều trị HIV. Khi thử nghiệm trên lợn, viên thuốc đã cố định thành công trong dạ dày của con vật, và dần dần giải phóng từng thuốc trong thời gian 1 tuần.
Khi tất cả các thuốc được giải phóng hết, viên nang sẽ phân hủy và thải ra ngoài qua đường tiêu hóa. Tất nhiên, viên thuốc cần phải được thử nghiệm trên người trước khi có thể được sử dụng để phòng ngừa và điều trị HIV, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng kết quả cho thấy nhiều triển vọng.
Họ đã tính toán tác động tiềm ẩn của viên nang 1 lần/tuần này ở cấp độ quần thể, và cho rằng thuốc có thể làm tăng 20% hiệu quả điều trị dự phòng HIV. Ngoài ra, có thể ngăn ngừa được khoảng 200.000-800.000 ca nhiễm mới HIV ở Nam Phi trong vòng 20 năm tới.