Hình ảnh vệ tinh có thể dự đoán tỷ lệ bệnh béo phì và một số dạng ung thư phổ biến ở các khu vực trên thế giới, theo nghiên cứu mới tại Israel.
Theo Newsrt, các nhà nghiên cứu tại Đại học Haifa do tiến sĩ Nataliya Rybnikova làm trưởng nhóm đã kiểm tra các hình ảnh vệ tinh và so sánh với dữ liệu y tế của Tổ chức Y tế Thế giới.
Kết quả cho thấy ánh sáng nhân tạo ban đêm là yếu tố dự báo tình trạng thừa cân béo phì và các bệnh tật như ung thư vú. Những khu vực có mức độ ánh sáng ban đêm cao là những vùng có tỷ lệ bệnh cao hơn hẳn.
|
Những khu vực có mức độ ánh sáng ban đêm cao là vùng có tỷ lệ bệnh béo phì, ung thư cao hơn hẳn. Ảnh: newsrt
|
Ánh sáng nhân tạo ban đêm tác động đến quá trình sản xuất "hormone bóng đêm" melatonin của cơ thể.Tăng cường tiếp xúc với ánh sáng này có thể gây ức chế sự sản xuất melatonin và làm gián đoạn nhịp điệu hàng ngày. Điều này dẫn đến những thay đổi về sinh lý hay hành vi trong cơ thể con người, từ đó gây những tác động tiêu cực đến sức khỏe, ảnh hưởng đến khối lượng cơ thể.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, tình trạng thừa cân và béo phì đang gia tăng với những ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng. Ước tính 1.900 tỷ người lớn được định nghĩa là thừa cân và thêm 600 triệu người trưởng thành được xác định như béo phì.
Theo Vnexpress