Mắc nghẹn là tình trạng đường thở bị một dị vật chặn lại làm cản trở hô hấp. Khi đó, nạn nhân thường tử vong rất nhanh do thiếu oxy. Đa phần những trường hợp tử vong là do không được cấp cứu đúng cách bằng phương pháp Heimlich.
1. Nhận biết nạn nhân bị mắc nghẹn
Thông thường, bệnh nhân bị mắc nghẹn không thể nói được nên rất khó thông báo cho người khác biết tình trạng khẩn cấp của mình. Vì thế, khi người thân của bạn có những dâu hiệu sau đây thì rất có thể họ đã bị mắc nghẹn:
- Cố gắng nôn để đẩy dị vật ra.
- Hốt hoảng và có khuynh hướng lấy hai bàn tay nắm lấy cổ họng như đang ra hiệu cho người khác.
- Đôi khi có thể thở khò khè hoặc kêu cục cục như tiếng gà.
- Khuôn mặt tái xanh vì thiếu oxy, có thể lả đi.
2. Phương pháp Heimlich là gì?
Ở giữa phần bụng và phần ngực của con người có một cơ nằm ngang gọi là cơ hoành. Đây là cơ quan trọng nhất trong động tác hô hấp. Phương pháp Heimlich là phương pháp làm cho cơ hoành đẩy mạnh lên khiến cho dị vật thoát ra khỏi đường thở của nạn nhân, giúp cho họ thở lại được.
3. Cách tiến hành phương pháp Heimlich
Khi nạn nhân bị mắc nghẹn, bạn hãy tiến hành các bước sau đây của phương pháp Heimlich.
- Tiến lại phía sau nạn nhân.
Đầu tiên, tiến lại phía sau nạn nhân. Nguồn ảnh Wikihow.
- Ôm lấy nạn nhân ở ngay phía dưới xương sườn, không ôm vào xương sườn.
- Đặt một tay ngay trên rốn nạn nhân, nắm lại, ngón tay cái quay vào trong.
Tư thế phương pháp Heimlich. Nguồn ảnh Wikihow.
- Bàn tay kia nắm chắc lấy bàn tay đã đặt trên rốn.
- Dùng cả hai tay, xốc mạnh nạn nhân về hướng của bạn và lên trên. Mỗi lần làm như vậy phải thật mạnh và dứt khoát. Không nên nhát tay vì bạn đang cố để đưa dị vật ra. Đối với trẻ em thì nên làm nhẹ hơn để tránh tổn thương.
- Xốc liên tục 5 lần.
- Làm như vậy cho đến khi nạn nhân ho làm bật vật nghẹn ra.
- Nếu chưa được, xốc thêm 5 lần nữa.
Trường hợp nạn nhân bất tỉnh trước khi vật nghẹn được tống ra. Đặt ngửa nạn nhân xuống, nâng cổ và đầu nạn nhân, cằm nâng lên và đầu ngửa ra sau để thông thoáng đường thở. Nếu làm cho bệnh nhân thở lại được có thể làm lại phương pháp Heimlich, nếu không phải gọi cấp cứu.
Lưu ý: Phương pháp này không áp dụng cho người hôn mê và trẻ em dưới 1 tuổi.