Ảnh minh họa. Heath.
Theo bác sĩ Trần Duy Phúc, Chuyên khoa Da liễu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn, mụn là một trong những tổn thương da thường thấy ở mặt do tuyến bã của da bị viêm hay nhiễm trùng. Tình trạng này hay gặp ở người trẻ tuổi.
>> Xem thêm: Clip: Mẹo thu nhỏ lỗ chân lông tiết kiệm, hiệu quảTheo thống kê, mụn là một rối loạn da phổ biến nhất, dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây lo lắng, khó chịu, có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành (40 tuổi) ở cả nam và nữ. Có đến 85% người trẻ từ 12 đến 24 tuổi bị mụn. Gần 35% phụ nữ và 20% đàn ông bị mụn ở lứa tuổi 30. Khi đến 40 tuổi, 20% nam và nữ vẫn còn nổi mụn.
>> Xem thêm: Clip: Bài tập tăng chiều cao siêu hiệu quả cho tuổi 16Mọi biện pháp trị mụn đều nhắm đến 3 mục đích: Đề phòng sẹo do mụn, cải thiện làn da, cố gắng kiểm soát mụn với thuốc bôi. Trong đó phương pháp tốt nhất là dùng thuốc, có 2 dạng: Thuốc điều trị tại chỗ (bôi) và điều trị toàn thân (uống).
Thuốc điều trị mụn tại chỗ
Hiện nay có nhiều loại thuốc bôi điều trị mụn rất công hiệu. Tuy nhiên đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì thoa thuốc đều đặn, đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Da liễu. Thời gian điều trị có thể kéo dài từ một đến 3 tháng hay lâu hơn tùy theo tình trạng nặng hay nhẹ.
Thuốc điều trị mụn toàn thân
Thuốc uống thường dùng trong trường hợp bị mụn nặng và khi thuốc bôi không có hiệu quả, đặc biệt là với mụn ở vùng ngực và vùng lưng. So với thuốc bôi, thuốc điều trị mụn toàn thân có hiệu quả nhanh hơn nhưng phải chú ý đến phản ứng phụ, dị ứng thuốc, nguy cơ có hại cho thai nhi ở phụ nữ mang thai, nữ giới trong độ tuổi có khả năng mang thai hay cho con bú.
Ngoài ra thuốc kháng sinh có thể được chỉ định trong trường hợp bị mụn nặng. Dùng nội tiết tố (hormonal treatment) có thể là một lựa chọn trong trường hợp điều trị tại chỗ và toàn thân không có kết quả hay khi nguyên nhân gây mụn có liên quan đến nội tiết.
Hơn 20 năm kinh nghiệm trong điều trị mụn tại Úc và Việt Nam, bác sĩ Phúc từng chứng kiến nhiều trường hợp bệnh nhân bị mụn tự ý dùng thuốc không đã dẫn đến những tổn thương da nghiêm trọng. Do đó bác sĩ khuyên không tự ý dùng các loại thuốc uống hoặc bôi khi không có chỉ định của bác sĩ Da liễu, đặc biệt không nên nghe theo lời đồn mà dùng các mỹ phẩm trị mụn trôi nổi chứa hóa chất rất nguy hiểm cho da.
Bác sĩ Phúc khuyên bệnh nhân không nên tự nặn mụn vì có nguy cơ nhiễm trùng và để lại vết thâm, sẹo trên da. "Điều trị mụn cần sự kiên trì, hợp tác và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa trong dùng thuốc kết hợp ăn uống, sinh hoạt thì mới tìm được đúng nguyên nhân và giải pháp điều trị phù hợp", ông nói.