1. Chân bị chuột rút và tê
Hầu hết chúng ta thi thoảng sẽ bị chuột rút bàn chân, cổ chân hay cảm thấy tê dại như có kiến bò trong lòng bàn chân, khiến chúng ta khó chịu và đau nhẹ. Những cơn chuột rút chân là kết quả của việc các cơ không sẵn sàng hoạt động ngột. Nó có thể là một dấu hiệu cho thấy các cơ bắp không nhận được đủ oxy vì cơ thể đang bị mất nước mà không được bù đắp đầy đủ.
Tuy nhiên, nó cũng có thể là một dấu hiệu của mô tuần hoàn và thần kinh như thiếu máu, hoặc chèn dây thần kinh. Trong trường hợp bị chèn dây thần kinh, một trong những nguyên nhân có thể do bạn đi giày không phù hợp và bạn có thể ngăn ngừa chuột rút và tê cơ bằng cách chọn giày vừa chân, đi lại thoải mái, đặc biệt là khi đi bộ hoặc chạy.
2. Đau gót chân
Dẫm chân trên bề mặt cứng, hay thậm chí ngồi cả ngày, có thể xuất hiện một cơn đau nhói hoặc căng ở gót chân. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh plantar fasciitis, bệnh này phát triển khi các mô kết nối gót chân bị viêm.
Thông thường, nguyên nhân của bệnh này do mang giày quá chật, hoặc đi bộ quá nhiều. Bệnh này thường gặp ở các vận động viên, những người thường xuyên chạy bộ. Nên kết hợp vận động và nghỉ ngơi hợp lý để các cơ ở gót chân không phải chịu sức ép quá lớn, thiếu oxy trong thời gian dài dẫn đến viêm cơ.
3. Bàn chân sưng
Trừ khi bạn đang mang thai, đứng quá lâu, hoặc ngồi máy bay suốt nhiều giờ, còn nếu bình thường mà bàn chân sưng lên có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh nặng. Bàn chân sưng thường do máu lưu thông kém, nhiều khả năng bạn có vấn đề với hệ thống bạch huyết, hoặc bị nghẽn động mạch chân.
Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng sẽ trở nặng, có thể gây trở ngại cho việc làm lành những vết thương ở chân, dễ dẫn đến nhiễm trùng và dị dạng bàn chân.
4. Bàn chân thường xuyên bị lạnh
Nhiều người trong chúng ta, nhất là phụ nữ thường hay bị lạnh bàn chân dù đã đi tất hoặc đắp chăn kín cả một đêm, đặc biệt là vào mùa đông, tình trạng này càng phổ biến. Nguyên nhân là do lưu lượng máu kém, có thể là hậu quả của hút thuốc lá, huyết áp cao, hoặc bệnh tim. Bệnh này thường gặp ở những người ít vận động như dân văn phòng, thường có thể được điều trị bằng cách đi bộ mỗi ngày.
Ngoài ra, các tổn thương thần kinh của bệnh tiểu đường không kiểm soát được có thể làm cho chân cảm thấy lạnh. Ngoài ra, chân lạnh có thể là dấu hiệu của bệnh suy tuyến giáp và thiếu máu. Suy tuyến giáp có thể gây lạnh chân tay, rụng tóc, tăng cân.
5. Móng chân
Móng chân bình thường đã hơi cong vồng lên, nhưng nếu phần giữa móng chân của bạn bị lõm xuống thì đó có thể là dấu hiệu thiếu máu, hoặc thiếu sắt. Nếu móng chân của bạn đã bị lõm xuống có nghĩa tình trạng thiếu máu hoặc thiếu sắt của bạn đã là trường hợp nặng. Nguyên nhân là do không có đủ hemoglobin - một protein giàu chất sắt trong tế bào của máu vận chuyển oxy.
6. Móng chân vàng
Màu móng của người khỏe mạnh là màu phớt hồng. Với những người phụ nữ thường sơn móng, nếu móng chân ngả vàng thì bạn nên dừng việc sơn móng một thời gian, để móng được nghỉ ngơi và phụ hồi.
Móng tay móng chân cũng tự chuyển sang màu vàng theo tuổi tác. Tuy nhiên, đôi khi vàng móng cũng là một dấu hiệu của bệnh vẩy nến.