Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thêm một loài ếch có sừng mang màu sắc sặc sỡ ở Bạch Mộc Lương Tử, tại nơi có độ cao hơn 2.000m.

Voọc châu Á Popa là một trong 224 loài mới được liệt kê trong bản cập nhật mới nhất của WWF về khu vực sông Mekong. (Nguồn: theguardian.com)

Theo báo cáo "Phát hiện các loài mới" của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), các nhà khoa học đã phát hiện hơn 220 loài mới tại khu vực Mekong mở rộng trong năm 2020, bất chấp những lo ngại do biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người như đốn gỗ.

Đáng chú ý trong phát hiện trên có một con linh trưởng mới, một con cá cavefish không màu và một con rắn ngũ sắc.

Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã phát hiện loài ếch có sừng mang màu sắc sặc sỡ ở Bạch Mộc Lương Tử, tại nơi cao hơn 2.000m.

Tổng cộng 224 loài mới được liệt kê trong bản cập nhật mới nhất của WWF về khu vực sông Mekong.

Những hình ảnh loài voọc châu Á Popa, tên bắt nguồn từ núi lửa Popa ở miền Trung Myanmar, cũng đã được camera ghi lại. Chỉ khoảng 200-250 con voọc được cho là đang sống sót sau khi bị đe dọa bởi hoạt động săn bắn, đốn gỗ của con người cũng như bị mất nơi sinh sống phù hợp do biến đổi khí hậu.

Vùng Mekong mở rộng, với cảnh quan rừng và núi đá vôi, là một điểm nóng đa dạng sinh thái có tầm quan trọng lớn. Đây là nhà của một số loài ấn tượng nhất thế giới, hầu hết trong danh sách loài có nguy cơ tuyệt chủng như hổ, voi và cá trê khổng lồ.

WWF cho biết cùng với danh sách các loài động vật mới nhất này, các nhà khoa học đã xác định được hơn 3.000 loài mới trong khu vực Mekong kể từ năm 1997./.