Mặc dù đã có cải thiện, Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước có nồng độ bụi PM2.5 vượt 3 - 5 lần ngưỡng khuyến nghị của WHO.
Theo "
Báo cáo Chất lượng không khí Toàn cầu 2021" do IQAir/AirVisual mới công bố, nồng độ bụi PM2.5 trung bình năm 2021 tại Việt Nam theo trọng số dân số là 24,7 μg/m
3, có xu hướng giảm so với năm 2020 (28,1 μg/m
3) và năm 2019 (34,1 μg/m
3).
Với kết quả này, Việt Nam đứng thứ 3/9 quốc gia Đông Nam Á (sau Indonesia và Myanmar) và đứng thứ 36/117 quốc gia trên thế giới có nồng độ PM2.5 trung bình năm cao nhất (đứng đầu là Bangladesh).
Báo cáo lần này xét theo tiêu chuẩn mới chặt chẽ hơn do WHO công bố năm 2021 về mức không khí sạch khuyến nghị cho con người (giảmnồng độ bụi PM2.5từ 10 μg/m3 xuống còn 5 μg/m3), do đó, Việt Nam hiện đang trong nhóm “màu cam”, tức các nước có nồng độ bụi PM2.5 vượt 3 - 5 lần ngưỡng khuyến nghị của WHO.
Do độ sẵn có của dữ liệu, có 15 thành phố của Việt Nam được đưa vào theo dõi trong báo cáo.
Tại Hà Nội, nồng độ PM2.5 trung bình năm 2021 giảm 4,5% so với năm 2020, từ 37,9 μg/m3 xuống còn 36,2 μg/m3, xếp thứ 10/15 khu vực Đông Nam Á.
Thái Nguyên và Hải Phòng có mặt trong nhóm 5 thành phố ô nhiễm nhất Đông Nam Á; trong khi chất lượng không khí ở TP.HCM, Đà Nẵng, Huế có xu hướng cải thiện trong năm 2021, giảm xuống dưới 25 μg/m3- mức tương đương tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam.
Báo cáo IQAir/AirVisual năm 2021 phân tích dữ liệu nồng độ bụi PM2.5 từ 6.475 thành phố và 117 quốc gia, vùng lãnh thổ. Dữ liệu được thu thập từ các trạm quan trắc của chính phủ và các thiết bị đo chất lượng không khí sử dụng cảm biến của tư nhân.
Kết quả cho thấy trên thế giới, chỉ có 3% số thành phố và không có quốc gia nào có nồng độ bụi PM2.5 trung bình năm nằm dưới ngưỡng Khuyến nghị về chất lượng không khí mới của WHO.
Một số báo cáo khác về chất lượng không khí ở Việt Nam:
|
Ngô Hà