Toàn cảnh Hội nghị.
Tham dự hội nghị có Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN)
Trần Văn Tùng, Thiếu tướng, GS-TS Mai Hồng Bàng - Giám đốc Bệnh viện
Trung ương quân đội 108 - cùng nhiều nhà khoa học, thầy thuốc trong lĩnh
vực laser.
Ngày nay, kỹ thuật laser được ứng dụng trong y học ở hầu hết các chuyên
ngành từ nội khoa đến ngoại khoa như điều trị tật khúc xạ, các bệnh lý ở
võng mạc, các bệnh lý bất thường mạch máu, bệnh lý sắc tố ở da, điều
trị chống viêm giảm đau, làm nhanh liền vết thương hiệu quả...
Theo GS Mai Hồng Bàng, điểm nổi trội của các ứng dụng laser trong y học là không hoặc ít xâm lấn nhưng hiệu quả và an toàn cao, ít biến chứng. Chính vì những ưu điểm nổi bật đó, laser cũng đã được ứng dụng rộng rãi trong việc làm đẹp và đã hinhf hành nên một lĩnh vực mới là laser thẩm mỹ".
"Bệnh viên Trung ương quân đội 108 là nơi đầu tiên ở Việt Nam ứng dụng laser vào điều trị bệnh từ năm 1985. Hằng năm bệnh viện đã điều trị thành công cho hàng chục nghìn người bệnh với nhiều mặt bệnh như: Các u sắc tố (đặc biệt ở vị trí bờ mi mắt, đầu cánh mũi), các bệnh lý rối loạn sắc tố da, một số bệnh lý mạch máu trên da và niêm mạc, sẹo lồi, sẹo quá phát, các bệnh lý phụ khoa, u xơ mạch thần kinh..." - GS Bàng nói.
Thứ trưởng Trần Văn Tùng.
Đánh giá cao những kết quả đã đạt được, Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho rằng: Thời gian qua, KH&CN nói chung, đặc biệt KH&CN trong lĩnh vực y tế trong đó có ứng dụng laser trong y học đã có nhiều tiến bộ vượt bậc, góp phần đưa trình độ KH&CN lĩnh vực y tế của nước ta ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới.
"Các báo cáo khoa học hôm nay là sự tiếp nối thành công của các công trình khoa học đi trước. Tôi đánh giá cao kết quả nghiên cứu này và sự cố gắng của các nhà khoa học y học. Bộ KH&CN sẽ luôn ủng hộ và phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà khoa học y học phát huy khả năng trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ" - Thứ trưởng nói.
Trong số 22 báo cáo được trình bày, tiêu biểu là các báo cáo như: "Nghiên cứu điều trị u sắc tố bẩm sinh lành tính nhỏ và vừa ở da vùng mặt bằng laser CO2" của PGS.TS Phạm Hữu Nghị (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108); "Nghiên cứu điều trị sẹo mới, sẹo phì đại bằng laser Nd:YAG xung dài" của TS Đỗ Thiện Dân (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108); "Laser trong điều trị 1 số bệnh tăng sắc tố da thường gặp trên người châu Á" của tác giả Lê Ngọc Diêp (Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh"...