Thành lập hội đồng thẩm định Dự án xây dựng Trung tâm khoa học và công nghệ hạt nhân, máy lọc không khí lớn nhất thế giới, hacker đột nhập hàng nghìn camera an ninh ở Mỹ,... là những tin chính đáng chú ý trong bản tin tổng hợp sáng 6/7.

Lập Hội đồng thẩm định Dự án xây dựng Trung tâm KH&CN hạt nhân

Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân. Hội đồng thẩm định có nhiệm vụ tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân theo quy định tại Luật Đầu tư công, Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công và pháp luật có liên quan. (XEM THÊM)


Lộ chân dung hoàn chỉnh nhất của iPhone 7

Trang TechTastic.nl vừa chia sẻ bức ảnh được cho là của iPhone 7. Hình ảnh cho thấy iPhone 7 với dải ăngten được thiết kế lại, đưa về sát cạnh trên/cạnh dưới điện thoại thay vì vắt ngang ở mặt sau, trùng khớp với các tin đồn từ trước đến nay. Chi tiết đáng chú ý tiếp theo là máy ảnh lớn hơn đáng kể được trang bị trên iPhone thế hệ tiếp theo. (XEM THÊM)


Chân dung hoàn chính của iPhone 7 mới được tiết lộ.

Ra mắt dự án thư viện mã nguồn phần mềm "khổng lồ" Software Heritage

Dự án Software Heritage (di sản phần mềm) được xây dựng với sứ mệnh thu thập, sắp xếp, bảo tồn và tạo một kênh truy cập tiện lợi nơi các nhà phát triển có thể dễ dàng tìm thấy mã nguồn của tất cả các phần mềm vừa được công bố. Dự án này được kỳ vọng sẽ tạo được một kênh chia sẻ kiến thức rộng lớn về phần mềm, lập trình cũng như trở thành một nguồn tham khảo chất lượng cho các nhà phát triển trên toàn thế giới. (XEM THÊM)

Bằng chứng về giác quan thứ 6 ở người

Theo Science Alert, khả năng cảm nhận từ trường - "magnetoreception" đã được xác nhận ở chim, côn trùng và một số loại động vật có vú. Nhà địa vật lý Joe Kirschvink ở Viện Công nghệ California cho biết ông đã xác định được con người cũng có khả năng này. (XEM THÊM)


Đo sóng não trong thí nghiệm xác nhận giác quan thứ 6 ở người. Ảnh: Shutterstock.

Đặt tên loại protein mới là pikachu

Vào năm 2008, Pikachu đã chính thức được ghi danh vào từ điển y khoa khi mà nó làm nguồn cảm hứng cho nhà khoa học để đặt tên một loại protein mới, "Pikachurin". Nhà khoa học Nhật Bản, tác giả của việc tìm ra protein này, Shigeru Sato, lí giải rằng chính vì tính chất "di chuyển nhanh như tia chớp và gây ra hiện tượng tích điện" đã khiến ông chọn cái tên khá dễ nhớ trên. (XEM THÊM)

Với tốc độ di chuyển nhanh như chớp, loại protein mới được tìm ra đã được đặt theo tên của nhân vật hoạt hình pikachu.

Máy lọc không khí lớn nhất thế giới

Với mong muốn làm sạch không khí, an toàn cho việc hít thở của con người, nhà thiết kế người Hà Lan Daan Roosegaarde đã chế tạo ra một chiếc máy lọc không khí cao khoảng 7 mét có tên Smog Free Tower (máy ngừa khói bụi). Thiết bị mang hình dáng tòa tháp này có khả năng hút lớp khói bụi trong không khí từ trên đỉnh tháp giống như chiếc máy hút bụi trong gia đình, sau khi lọc, không khí sạch được đưa ra ngoài qua các lỗ thông hơi. Nó có thể làm sạch tới 30.000 mét khối không khí mỗi giờ đồng hồ, tiêu thụ 1.400W năng lượng sạch. (XEM THÊM)
Thiết bị này sẽ trở thành một biệt pháp tuyệt vời để lọc sạch không khí trong tương lai gần. Ảnh: Studio Roosegaarde

Hacker biến hàng nghìn camera an ninh thành máy ma

Hàng ngàn camera CCTV kết nối web đã bị các tin tặc chiếm quyền sử dụng để thực hiện các cuộc tấn công mạng nhắm vào các trang web cơ quan chính phủ và ngân hàng trực tuyến tại nhiều quốc gia, theo báo cáo của Arbor Networks. Tổ chức hacker này không nêu chính xác những ngân hàng, chính phủ bị ảnh hưởng, nhưng cho biết phạm vi tấn công diễn ra trên toàn cầu, tập trung chủ yếu tại Mỹ và các nước phương Tây. (XEM THÊM)

Hàng ngàn camera an ninh có kết nối mạng bị hacker chiếm quyền và biến thành botnet. Ảnh: Getty.

Phát hiện phân tử mới có lợi cho điều kiện thiếu máu não

Các nhà nghiên cứu Cuba mới đây đã tìm ra một loại phân tử mới mang tên JM-20, và đã chứng minh được khả năng dược lý bảo vệ thần kinh trong các nghiên cứu tiền lâm sàng của phân tử này. JM-20 được khẳng định sẽ cùng các chất phái sinh được bảo vệ bởi bằng sáng chế hoàn toàn của Cuba. (XEM THÊM)

Lỗ thủng ozone ở Nam Cực đang thu hẹp dần

Theo kết quả ở lần đo gần nhất, lỗ thủng tầng ozone ở Nam cực đã thu hẹp gần 4 triệu km2 so với lỗ thủng năm 2000. Giáo sư Susan Solomon của viện nghiên cứu Massachusetts, một chuyên gia về khí quyển cho rằng lỗ thủng này hiện vẫn đang có kích thước ở mức trung bình, khoảng 17 triệu km2. Theo ông, sẽ mất một thời gian rất dài để lỗ thủng ozone có thể phục hồi hoàn toàn. (XEM THÊM)

Lỗ thủng ozon đã được thu hẹp so với năm 2000.