Tổ chức nghiên cứu Vũ trụ châu Âu sẽ công bố về Trái đất thứ 2; "Chuyện ấy" giữa người với robot sẽ phổ biến hơn cả người với người vào năm 2050,... là những tin tức KH&CN đáng chú ý chiều 24/8.
18h chiều nay công bố phát hiện về 'Trái Đất thứ hai'
Vào 7 giờ sáng ngày 24/8 theo giờ EDT, tức khoảng 18 giờ ngày 24/8 theo giờ Việt Nam, tổ chức nghiên cứu Vũ trụ châu Âu tại bán cầu Nam (ESO) sẽ công bố phát hiện về hành tinh mới có thể trở thành "Trái Đất thứ hai" cho sự sống phát triển. Đây là hành tinh có nhiều điều kiện tương tự như Trái Đất, quay quanh ngôi sao Proxima Centauri chỉ cách hệ Mặt Trời 4,2 năm ánh sáng. (
XEM THÊM)
Hành tinh quay quanh ngôi sao Proxima Centauri có nhiều đặc điểm giống Trái Đất. Ảnh minh họa: NASA.
Bản đồ giúp thầy và trò đều hứng thú khi học về chủ quyền biển đảo VN
Sản phẩm “Bản đồ hỗ trợ dạy học về chủ quyền biển đảo Việt Nam” của thầy Vũ Kiều Sơn (Trường THPT Ngọc Tảo, Hà Nội) vừa được trao bằng “Sáng kiến sáng tạo Thủ đô” năm 2016. Bản đồ hỗ trợ dạy học được in laze trên đề can và được cán lên mica với kích thước 800mm x 600mm. Hệ thống led hiển thị với việc sử dụng các diode phát quang gồm 3 màu (xanh dương, đỏ, trắng) có công suất tiêu thụ thấp và hiệu suất cao nhằm hiển thị các đường, các ranh giới trên biển; hiển thị các vùng nước (vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế) và khẳng định chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhờ bản đồ này, những bài giảng của thầy Vũ Kiều Sơn trở nên trực quan sinh động hơn nhiều. (
XEM THÊM)
Thầy giáo Kiều Vũ Sơn giảng bài "Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia" với sự hỗ trợ của bản đồ do thầy sáng chế.
Email phát tán mã độc tấn công người dùng Việt Nam
Trung tâm An ninh mạng Bkav vừa đưa ra lời cảnh báo nguy cơ nhiễm mã độc từ thư điện tử. Theo đó, một loạt email được gửi đi đính kèm tập tin định dạng *.docm. Mã độc được thiết kế khá giống file “Word Document” có phần mở rộng *.doc hoặc *.docx khiến người dùng không nghi ngờ gì. Nếu nạn nhân mở tập tin, các Macro sẽ được thực hiện. Sau đó, mã độc sẽ tự động tải, cài đặt lên thiết bị, sau đó mã hóa dữ liệu Locky trên máy người dùng. Với những thông tin quan trọng, nạn nhân sẽ phải trả tiền tin tặc để chúng cung cấp mật khẩu. Đây là hình thức tống tiền phổ biến trong giới tội phạm mạng. (
XEM THÊM)
Mã độc cài trên máy khiến dữ liệu bị mã hóa. (Ảnh: Bkav)
"Robot tình dục" có thể thay thế gái mại dâm?
Theo dự báo của các nhà khoa học, "chuyện ấy" giữa người với robot thậm chí sẽ còn phổ biến hơn cả người với người vào năm 2050. Những cô nàng robot có thể thay đổi cả ngành công nghiệp tình dục toàn cầu, giúp ngăn chặn tình trạng nô lệ tình dục và buôn người.
Theo Tiến sĩ John Danaher, một học giả tại NUI Galway chia sẻ rằng, "robot tình dục có thể được lập trình để đáp ứng các nhu cầu tình dục rất khác nhau ở con người, giải phóng chúng ta khỏi những sự ngần ngại, xấu hổ hay tình trạng thiếu sex". (
XEM THÊM)
Các robot tình dục sẽ có ngoại hình y chang người thật và trí tuệ nhân tạo phát triển.
Nhiều iPhone 6, 6 Plus bị lỗi liệt cảm ứng
Công ty chuyên sửa chữa các thiết bị điện tử iFixit đăng tải một bài viết về hiện tượng lỗi liệt cảm ứng trên iPhone 6 và 6 Plus với tên gọi “Touch Disease” (bệnh cảm ứng). Theo iFixit, lỗi này do con chip dùng để quản lý nó. Những chiếc iPhone bị dính lỗi liệt cảm ứng thường đi kèm với một đường nhấp nháy màu xám dọc bên trên màn hình, và cảm biến vân tay Touch ID hoạt động không ổn định. Theo các báo cáo, Apple đã biết về lỗi này nhưng không hề có động thái giải quyết. (
XEM THÊM)
Những chiếc iPhone bị liệt cảm ứng thường đi kèm với đường nhấp nháy màu xám ở cạnh trên màn hình. Ảnh: iFixit.
Khoa học lý giải “chuyện tình chốn công sở”
Nghiên cứu của Đại học Hamilton cho biết, lý do dẫn đến chuyện tình chốn công sở là vì họ gặp nhau và hiểu nhau quá nhiều. Các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu và đo phản ứng của những người tham gia với các khuôn mặt họ được nhìn. Kết quả là, một khuôn mặt càng trở nên quen thuộc thì càng trở nên hấp dẫn. Thay vì yêu từ cái nhìn đầu tiên, dường như những người tham gia đều thấy “yêu từ cái nhìn thứ 4”, cũng là thời điểm khi hiệu ứng của sự lặp lại đạt mức cao nhất. (
XEM THÊM)
Prisma cho phép sử dụng không cần internet
Prisma là ứng dụng có khả năng chỉnh sửa ảnh thông minh, cho phép tạo ra những bức ảnh phong cách nghệ thuật bắt mắt. Ứng dụng Prisma có lợi thế cung cấp hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học để phân tích hình ảnh và sau đó áp dụng các bộ lọc khác nhau vào bức ảnh, với nhiều phong cách từ cổ điển đến tranh sơn dầu. Trước yêu cầu của người dùng, Prisma Labs đã cung cấp các bộ lọc ngoại tuyến cho các hiệu ứng mà người dùng chọn lọc, không cần kết nối internet. Hiện Prisma cung cấp 35 kiểu bộ lọc khác nhau, trong đó có 16 bộ lọc có thể sử dụng ngoại tuyến. (
XEM THÊM)
Cuối cùng thì người dùng Prisma đã có thể sử dụng các bộ lọc ngoại tuyến.Cuối cùng thì người dùng Prisma đã có thể sử dụng các bộ lọc ngoại tuyến.
Nga tấn công New York Times và các tờ báo khác của Mỹ?
Ngày 23/8, CNN dẫn lời các quan chức giấu tên Mỹ cho biết FBI và các cơ quan an ninh khác của Mỹ đang điều tra các vụ tấn công mạng nhắm đến các phóng viên tại New York Times và các tờ báo khác của Mỹ. Hãng thông tấn cũng cho biết thêm, các nhà chức trách Mỹ đã phát hiện các vụ xâm nhập trong những tháng gần đây. Tờ Times đã thuê các nhà điều tra an ninh tư nhân để làm việc cùng các quan chức an ninh quốc gia trong việc đánh giá các hành vi vi phạm không gian mạng trên. FBI và đại diện của Sở Mật vụ Mỹ đã từ chối bình luận về báo cáo trên. (
XEM THÊM)
Tin tặc nhắm đến các phóng viên tại New York Times và các tờ báo khác của Mỹ - Ảnh: Reuters