Nhóm hacker 1937CN lên tiếng phủ nhận việc tấn công hệ thống mạng tại sân bay Tân Sơn Nhất; Website của VFF đã hoạt động trở lại sau 2 giờ bị tấn công; Mắc căn bệnh lạ, cậu bé 4 tuổi người Bangladesh có khuôn mặt như ông cụ 80,... là những tin tức đáng chú ý ngày 30/7.
Tin tặc Trung Quốc phủ nhận tấn công web Vietnam Airlines
Sáng 30/7, nhóm hacker 1937CN đã lên tiếng phủ nhận việc tấn công vào hệ thống mạng tại sân bay Tân Sơn Nhất. Đại diện nhóm này cho biết, họ bị cáo buộc là thủ phạm và nhấn mạnh “việc đổ lỗi cho Trung Quốc về các cuộc tấn công tại các nước khác là vô lý và phản khoa học”. Nhóm này vẫn một mực khẳng định quan điểm của họ về chủ quyền các vùng biển. (
XEM THÊM)
1937CN khẳng định không liên quan đến việc hack trang Vietnam Airlines.
Trang chủ của VFF hoạt động trở lại sau khi bị tin tặc tấn công
Ngày 30/7, website của VFF với tên miền www.vff.org.vn đã hoạt động bình thường trở lại sau 2 giờ bị tin tặc (hacker) tấn công và chiếm quyền kiểm soát trang chủ vào tối 29/7. Kể từ thời điểm phát hiện sự việc, các kỹ thuật viện của GMO Internet (nhà tài trợ, đối tác hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật cho cổng thông tin điện tử VFF) đã xử lý và đưa website trwor lại hoạt động bình thường. (
XEM THÊM)
Gia Lai sẽ có thêm nhà máy điện thân thiện môi trường
Ngày 29/7, tỉnh Gia Lai cho biết sẽ xây dựng nhà máy đường An Khê - nhà máy điện sinh khối từ đốt bã mía. Dự kiến nhà máy có công suất 110MW. Ông Trần Đức Hưng - Phó trưởng phòng Quản lý Điện năng, Sở Công thương tỉnh Gia Lai kỳ vọng dự án nhà máy điện An Khê là một công trình sản xuất điện năng sạch và an toàn và thân thiện với môi trường: “Sau khi ép đường, lượng rác thải từ bã mía rất lớn, vậy nên khi đưa số rác thải này vào lò đốt biến thành điện năng sẽ đảm bảo môi trường. Ngoài ra, tro bã mía sẽ tiếp tục được sử dụng để làm phân bón cho cây trồng cũng rất hiệu quả”. (
XEM THÊM)
Nguồn bã từ phế phẩm của hậu chiết xuất mía đường là nguồn nhiên liệu để phát triển điện sinh khối. Ảnh: Internet
Giải cứu cây Xích Tùng 700 năm tuổi bị bão số 1 quật đổ
Ông Lê Tiến Dũng, Trưởng Ban quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử (Quảng Ninh), cho biết, do ảnh hưởng của bão số 1, ngày 28/7, một cây Xích Tùng cổ khoảng 700 tuổi nằm gần nhà ga cáp treo Yên Tử số 3 đã bị đổ gục. Nguyên nhân được xác định là do mưa lớn làm nền đất mềm ra, kèm với gió to, trong khi cây Xích Tùng cổ này tán rất nặng nên đã bị bật rễ, nghiêng cây và đổ. Phương án xử lý tạm thời là dùng một số cây gỗ chống, đỡ để cây không đổ hẳn. Khi tạnh ráo mới kéo cây ngược lại để dựng thẳng lên. Việc rừng Xích Tùng cổ bị chết dần đang là vấn đề tỉnh Quảng Ninh quan tâm và đã mới nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này vào cuộc tìm phương pháp giải cứu. (
XEM THÊM)
Cây Xích Tùng 700 tuổi bị bão số 1 quật đổ.
Bé trai 4 tuổi có hình hài như cụ ông 80
Cậu bé Bayezid Hossain (4 tuổi) sống ở Bangladesh mắc căn bệnh kỳ lạ khiến em có ngoại hình giống cụ ông 80 tuổi. Bayezid có gương mặt sưng phồng, hốc mắt hõm sâu, làn da chảy sệ, các khớp gối luôn đau đớn và khó khăn khi đi tiểu. Tuy nhiên, em lại thông minh hơn các bạn bè cũng trang lứa, có khả năng trò chuyện tuyệt vời và tỏ ra tinh ý hơn so với tuổi. (
XEM THÊM)
Bayezid bị bạn bè xa lánh vì ngoài hình dị thường.
Cây nhân tạo hấp thụ khí CO2 gấp 1.000 lần cây xanh
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu khí thải carbon (CNCE) thuộc Đại học Arizona, Mỹ, đã phát minh một loại cây nhân tạo có khả năng hấp thụ lượng khí CO2 gấp 1.000 lần so với cây tự nhiên. Cây nhân tạo này sử dụng loại vật liệu hấp thụ đặc biệt màu trắng đục, có khả năng liên kết mạnh với CO2 khi ở trạng thái khô. Vật liệu đặc biệt sẽ được bố trí theo hình dạng như những cuộn giấy, cây thông nhỏ hoặc các sợi lông thảm. (
XEM THÊM)
Máy bay có khả năng thay thế vệ tinh
Hãng Airbus vừa nhận bằng sáng chế cho một loại máy bay có khả năng đưa phi cơ khác lên độ cao hơn 20 km (thuộc tầng bình lưu). Hai phi cơ sẽ tách rời và sau đó phi cơ vận chuyển sẽ trở về mặt đất, còn phi cơ kia sẽ bay liên tục trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Khi bay trong tầng bình lưu, máy bay của Airbus có thể thực hiện chức năng của vệ tinh nhân tạo, nghĩa là nó có thể quan sát bề mặt trái đất hoặc phát Internet xuống phía dưới. Phi cơ này có trọng lương tương đối nhẹ, sử dụng năng lượng mặt trời và bay ở độ cao 20km. (
XEM THÊM)
Hình minh họa máy bay vận chuyển "cõng" phi cơ tầng bình lưu của Airbus. Ảnh: Patent Yogi.