Báo cáo của Seeder cũng ước tính, 3 lĩnh vực: chẩn đoán kỹ thuật số, tư vấn, và dược phẩm sẽ chiếm 70% thị trường.

Theo nghiên cứu của RedSeer - một công ty tư vấn tập trung vào internet của Ấn Độ, từ năm 2017 đến nay, số lượng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ y tế của Đông Nam Á đã tăng 3 lần. Trong năm 2021, các nhà đầu tư liên tục rót tiền nhiều vào các công ty y tế từ xa. Tháng 7 vừa qua, Telemedicine, trụ sở ở Singapore, đã nhận được hơn 60 triệu USD.

Đại dịch đã cho thấy vai trò của của dịch vụ y tế trực tuyến. Vì thế, RedSeer dự đoán, đến năm 2025, lĩnh vực y tế số sẽ tăng trưởng 10 lần. Trong đó, chẩn đoán kỹ thuật số, tư vấn, và dược phẩm chiếm 70% thị trường vào năm tới. Singapore và Indonesia sẽ chiếm một nửa quy mô thị trường và dẫn đầu về các công nghệ chăm sóc sức khoẻ. Các quốc gia khác như Việt Nam đóng vai trò hỗ trợ trong việc thúc đẩy số hoá hệ sinh thái chăm sóc sức khoẻ.

Nguồn: RedSeer
Nguồn: RedSeer

Nguồn: RedSeer
Nguồn: RedSeer

Báo cáo cũng chỉ ra, các quy trình không hiệu quả đã cản trở người bệnh tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cần thiết, vì họ thường phải chờ hàng giờ khi cần tư vấn trực tiếp với bác sĩ.

“Chúng tôi trông đợi những công ty trong hệ sinh thái kỹ thuật số sẽ tinh chỉnh các mối quan hệ đối tác và dịch vụ y tế điện tử của họ, tập trung vào trải nghiệm của bệnh nhân” - báo cáo viết.

Việt Nam dẫn đầu về mức chi tiêu trên GDP cho chăm sóc sức khoẻ

Theo RedSeer, Việt Nam đang đứng đầu Đông Nam Á về mức chi tiêu trên GDP cho chăm sóc sức khỏe cao nhất Đông Nam Á - ở mức 6%.

Riêng năm 2019, chi tiêu cho chăm sóc sức khoẻ của Việt Nam đạt khoảng 17 tỷ USD, tương đương 6,6% GDP của cả nước và dự kiến tăng lên 23 tỷ USD vào năm 2022, với tốc độ tăng trưởng kép hằng năm là 10,7%. Các chuyên gia y tế và kinh tế cho rằng, dịch bệnh bùng phát lần thứ 4 làm suy giảm các hoạt động kinh tế ở Việt Nam nhưng ngành y tế vẫn là mối quan tâm của chính phủ.

Nguồn: RedSeer
Nguồn: RedSeer

Mặc dù tỷ lệ này vẫn thấp hơn mức trung bình toàn cầu là 9%, nhưng cao hơn tỷ lệ trung bình của các quốc gia Đông Nam Á là 4,5%. Trong đó, Indonesia có tỷ lệ thấp nhất, tiếp theo là Philippines và Thái Lan.

Theo RedSeer, mục tiêu dài hạn của Đông Nam Á là đạt được mức chi tiêu chăm sóc sức khoẻ trung bình trên đầu người ở mức 5.000 USD/năm

Nguồn: