Các nhà khoa học Trung Quốc vừa công bố kỹ thuật chỉnh sửa gene tế bào để chữa bệnh ung thư; Hàng nghìn con cá chết vì thiếu ôxy ở kênh Shinnecock (Mỹ),... là những tin tức đáng chú ý chiều 17/11.
Trung Quốc chỉnh sửa gene tế bào miễn dịch để diệt ung thư
Nhóm nghiên cứu của nhà nghiên cứu Lu You – Trường ĐH Tứ Xuyên, Trung Quốc vừa công bố về kỹ thuật CRISPR-Cas9 giúp chỉnh sửa gene tế bào miễn dịch để trị bệnh ung thư. Theo đó, các nhà nghiên cứu lấy tế bào miễn dịch từ bệnh nhân và áp dụng kỹ thuật CRISPR-Cas9 để vô hiệu hóa một gene trong chúng. Loại gene này phụ trách mã hóa protein PD-1, nó thường làm chậm phản ứng miễn dịch của tế bào và khiến các tế bào ung thư phát triển ngoài tầm kiểm soát. (
XEM THÊM)
Thị trấn Nhật Bản dạy khoa học vũ trụ cho học sinh tiểu học
Thị trấn nhỏ Minamitane ở Nhật Bản đang triển khai chương trình dạy khoa học vũ trụ tại nhà cho học sinh tiểu học. Theo chương trình, học sinh từ lớp 2 đến lớp 6 sẽ có ít nhất 1 năm được tiếp xúc với khoa học vũ trụ, được xem phóng tên lửa tại trạm vũ trụ Tanegashima. Đặc biệt, các em sẽ tham gia các thí nghiệm do Cơ quan thám hiểm không gian Nhật Bản (JAXA) tiến hành.
Trong năm 2016, chương trình sẽ tổ chức 30 lớp dạy ở 7 trường tiểu học trong thị trấn. Chi phí cho mỗi học sinh tham gia là khoảng 70.000 yen. Chính quyền địa phương hỗ trợ 40.000 yen cho mỗi gia đình. (
XEM THÊM)
Em Sora Masada (trái) là một trong những học sinh tham gia chương trình nghiên cứu khoa học vũ trụ ở thị trấn Minamitane - Ảnh chụp màn hình Japan Times.
Cá chết hàng loạt phủ trắng con kênh ở Mỹ
Hôm 14/11, hàng nghìn con cá đã chết nổi lên dày đặc ở kênh Shinnecock (Mỹ). Đây là hiện tượng cá chết hàng loạt thường thấy, xảy ra khi lượng cá tập trung quá đông trong vùng nước ít oxy. Ở điều kiện bình thường, cá hấp thụ oxy hòa tan trong nước bằng cách thấm qua mang. Khi lượng oxy hòa tan không đủ, chúng bị ngạt thở rồi chết. Đây không phải là lần đầu tiên hiện tượng cá chết hàng loạt xảy ra ở kênh Shinnecock. Một số vụ cá chết trước đó xảy ra do tảo nở hoa, bao phủ bề mặt nước và hấp thụ hết oxy khiến loài cá bị ngạt thở. (
XEM THÊM)
Cá chết hàng loạt phủ kín kênh Shinnecock, Mỹ. Ảnh: David Kozatch.
Apple gỡ bỏ gần 50 nghìn ứng dụng khỏi App Store
Trong tháng 10 vừa qua, 47.300 ứng dụng lỗi thời từ App Store đã bị gỡ bỏ. Các ứng dụng đến từ tất cả cá danh mục nhưng game di động chiếm đa số.
Apple gỡ bỏ 47.300 ứng dụng lỗi thời từ App Store vào tháng 10. Ứng dụng từ tất cả các danh mục đã được xóa nhưng đa số là các game di động. Trước đó, Apple đã thông báo rằng, bắt đầu từ ngày 7 tháng 9, họ sẽ thực hiện một quá trình đánh giá liên tục và loại bỏ các ứng dụng không còn hoạt động, không tuân theo các chỉ dẫn đánh giá hoặc những ứng dung đã lỗi thời. Apple thường xuyên xóa các ứng dụng cũ, tuy nhiền trung bình hàng tháng họ chỉ xóa khoảng hơn 14.000 ứng dụng và đây là lần đầu tiên việc “trảm ứng dụng lỗi thời” mạnh tay đến vậy. (
XEM THÊM)
Apple gỡ bỏ 47.300 ứng dụng lỗi thời từ App Store. Ảnh: ibtimes
Samsung có thể phát triển ứng dụng chat giống iMessage
Hãng điện tử Hàn Quốc cho biết vừa mua lại NewNet Communication Technologies - một công ty có trụ sở tại Canada chuyên về cơ sở hạ tầng và dịch vụ RCS. Đây là cơ sở cho các dịch vụ về gọi thoại, gọi theo nhóm, gọi video chất lượng cao, chia sẻ tập tin tốc độ cao,… Nó cho phép người dùng gửi tin nhắn và nhiều loại dữ liệu khác nhau qua lại giữa các thiết bị tương tự như iMessage của Apple.
Samsung cho biết, việc mua lại NewNet là một phần kế hoạch giúp "khách hàng hưởng lợi bằng trải nghiệm nhắn tin với các tính năng tiên tiến". Hãng sẽ không độc quyền ứng dụng như iMessage, mà sẽ hỗ trợ rộng rãi trên nhiều dòng máy của nhiều hãng điện thoại khác nhau để "đẩy nhanh sự phổ biến của RCS". (
XEM THÊM)
Việt Nam chưa có nhiều đánh giá chi tiết về tấn công an ninh mạng
Ngày 17/11, hội thảo Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2016 với chủ đề “Kỷ nguyên mới của an ninh mạng” do Sở Thông tin - Truyền thông TP.HCM phối hợp với Chi hội An toàn thông tin phía Nam (VNISA phía Nam). Ông Nguyễn Trọng Đường, Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam cho rằng, những thống kê về các vụ tấn công mạng của chúng ta hiện nay mới chỉ ở dừng lại góc độ số lượng, chưa thể hiện được sự tinh vi, phức tạp của an ninh mạng. Cần phải thống kê về thiệt hại từ vấn đề mất đảm bảo an ninh mạng gây ra, từ đó có đánh giá cụ thể xem hiệu quả của việc đầu tư đến đâu. Khi đó, các đơn vị sẽ càng chú trọng đầu tư cho vấn đề này.
Theo khảo sát của VNISA phía Nam, năm 2016, đa số các tổ chức, doanh nghiệp tham gia khảo sát đều có cán bộ lãnh đạo phụ trách (64,6%), có bộ phận chuyên trách (78%) và cán bộ kỹ thuật đặc trách (78,5%) về an toàn thông tin. Đồng thời, số tổ chức có chủ trương sử dụng thuê ngoài trong an toàn thông tin cũng khá cao, với trên 50% tổ chức. Những tỉ lệ này đã tăng đáng kể so với khảo sát năm 2015. (
XEM THÊM)
Apple đang thử nghiệm kính thông minh kết nối với iPhone
Theo các nguồn tin, loại kính mà Apple đang phát triển có khả năng kết nối với điện thoại iPhone của hãng, giống như đồng hồ thông minh Apple Watch và sẽ hiển thị “hình ảnh và thông tin” tới người đeo. Hiện nhà sản xuất đã bắt đầu làm việc với các nhà cung cấp và đặt hàng một “màn hình siêu nhỏ” đặt gần mắt. Động thái trên cho thấy dự án đang trong quá trình phát triển thăm dò và có khả năng sẽ trình làng vào năm 2018. (
XEM THÊM)
Nếu dự án thành công, kính thông minh của Apple sẽ sớm được lộ diện vào năm 2018.
Virus Ebola có thể lây nhiễm mà không biểu hiện triệu chứng bên ngoài
Các nhà khoa học thuộc Đại học Stanford (Mỹ) vừa cung cấp thêm bằng chứng về những người nhiễm bệnh do virus Ebola gây ra không phải lúc nào cũng có những triệu chứng thường thấy như chảy máu, buồn nôn, tiêu chảy và sốt. Theo ông Gene Richardson, giống như nhiều loại virus khác, Ebola có thể tấn công một người song không cho thấy triệu chứng rõ rệt nào.
Các nhà khoa học đã tiến hành kiểm tra 187 người dân sinh sống ở làng Suduku ở Sierra Leone, bao gồm cả nam giới, phụ nữ và trẻ em. Kết quả cho thấy có 14 người không có tên trong danh sách người từng mắc bệnh nhưng lại mang trong người các kháng thể chống virus Ebola. 12 người khác không có các triệu chứng nhiễm Ebola trong khi hai người từng bị sốt vào thời điểm xảy ra dịch bệnh. Dựa trên kết quả này, các chuyên gia ước tính đã có khoảng 25% người dân làng Suduku mắc Ebola nhưng không được phát hiện do không biểu hiện triệu chứng bên ngoài. (
XEM THÊM)
Nhân viên y tế Sierra Leone kiểm tra thân nhiệt của hành khách tại khu vực biên giới với Liberia ở Jendema. (Nguồn: AFP/TTXVN)