Quỹ Sáng kiến Hỗ trợ Khu vực Tư nhân vùng Mêkong (MBI) - Tổ chức Phi chính phủ do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Australia tài trợ - sẽ trao giải cho các doanh nghiệp khởi nghiệp nhằm cung cấp các giải pháp “thành phố thông minh” cho đô thị Việt Nam.

Song song với sự phát triển kinh tế chóng mặt của quốc gia, số lượng người dân Việt Nam di cư đến các khu đô thị và thành phố cũng ngày một tăng. Năm 1955 - một năm sau khi Việt Nam giành độc lập từ Pháp - dân số đô thị ở Việt Nam chiếm khoảng 13% tổng dân số cả nước. Ngày nay, tỷ lệ này đã tăng lên gần 35%.

Quá trình đô thị hóa diện rộng diễn ra nhanh chóng, kéo theo những vấn đề phát triển đáng kể, vì cơ sở hạ tầng của thành phố đang phải vật lộn để theo kịp với lượng dân số đang ngày một gia tăng. Quản lý nước thải và chất thải, nhà ở giá rẻ, phương tiện công cộng hiệu quả, và cung cấp nước sạch là một trong những vấn đề lớn mà các thành phố của Việt Nam đang phải đối mặt.


Chợ Bến Thành - TPHCM. Nguồn ảnh: Ludovic Lubeigt.

Những vấn đề trên đều khó giải quyết,và đòi hỏi phải có các giải pháp công nghệ tiên tiến. MBI - tổ chức tập trung vào vấn đề phát triển kinh tế ở các nước lưu vực sông Mekong bao gồm Việt Nam, Campuchia, Lào và Myanmar - cho rằng các Doanh nghiệp Khởi nghiệp trong lĩnh vực Công nghệ sẽ là chìa khóa.

Chương trình Giải pháp Sáng tạo Thành phố Thông minh Toàn cầu cho Việt Nam khởi động tuần vừa rồi và được điều hành bởi MBI cùng với đối tác là Công ty đầu tư mạo hiểm của Singapore (TNB Ventures). Cuộc thi đang kêu gọi các giải pháp Công nghệ trên thị trường từ các nhóm Khởi nghiệp, doanh nhân và các doanh nghiệp trên toàn thế giới cho các vấn đề phát triển đô thị của Việt Nam.


Các thách thức đối với đô thị Việt Nam

Để hiểu thêm về các yêu cầu cải thiện cụ thể, MBI đã thu thập ý kiến phản hồi từ các chính quyền địa phương tại Việt Nam và tổng hợp 6 vấn đề: Cung cấp nhà ở giá rẻ, Giảm tắc nghẽn giao thông và tăng thêm bãi đỗ xe, Giải quyết vấn đề về thoát nước và xử lý nước thải, Giải quyết các vấn đề môi trường ở Đà Nẵng do sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch và dịch vụ địa phương, Nâng cao/mở rộng diện tích cây xanh và không gian công cộng, Cung cấp nước sạch cho cộng đồng.

Sau khi kết thúc thời hạn đăng ký, MBI và TNB sẽ lựa chọn 20 đội/doanh nghiệp. Các nhóm này sẽ tới Đà Nẵng, nơi họ sẽ nhận được cố vấn trước khi tham gia chương trình đào tạo trực tuyến kéo dài sáu tuần, giúp họ điều chỉnh giải pháp phù hợp với thị trường Việt Nam. Sau đó, các Doanh nghiệp sẽ đến TPHCM để đề xuất ý kiến với các quan chức chính phủ, nhà đầu tư và các bên liên quan khác.

Các nhóm này cũng sẽ có cơ hội nhận đầu tư từ TNB. Công ty đầu tư mạo hiểm này có thể đầu tư tới 29.500 USD tiền tài trợ ban đầu cho các Doanh nghiệp Khởi nghiệp, 3 Doanh nghiệp có thể nhận tài trợ ròng loại A với số tiền là 2,2 triệu USD.

Cơ hội cho thành phố thông minh

TNB đã nỗ lực tập trung ứng dụng công nghệ vào thành phố thông minh như tăng tính vận dụng thực tế, thiết bị kết nối, trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn. Cuối năm ngoái, Chương trình Tăng tốc Khởi nghiệp Sensing Cities đã được diễn ra giúp phát triển các doanh nghiệp trong các lĩnh vực này; TNB cũng là một đối tác hợp tác đầu tư của Cơ quan thương mại Singapore SPRING trong việc hỗ trợ các Công ty "công nghệ chuyên sâu".

TNB đã gặp phải những thách thức tương tự về Khởi nghiệp trong quá khứ. Cùng trò chuyện với Tech in Asia, Trưởng bộ phận phát triển kinh doanh của TNB - bà Hazel Yeo cho rằng hình thức cạnh tranh đi kèm với những lợi ích của nó. Bà cho biết: "Nó cho phép các Doanh nghiệp Khởi nghiệp có cơ hội xác nhận sự đổi mới và thí điểm cho các giải pháp của họ”. Bà cũng cho biết thêm "Đối với các doanh nghiệp và các nhà đầu tư khác, nếu họ bắt đầu đầu tư vào một Doanh nghiệp Khởi nghiệp thì họ sẽ có những năng lực chiến lược mới để bổ sung và nâng cao hoạt động kinh doanh hiện tại của Doanh nghiệp đó".

Đối với chính quyền thành phố ở Việt Nam - các bên liên quan quan trọng khác trong bối cảnh này - hình thức cạnh tranh cho phép họ khám phá hàng loạt các giải pháp khả thi và có được các luận chứng chuyên sâu cũng như cho phép họ khai thác chuyên môn của các nhà đầu tư công nghệ dày dặn kinh nghiệm.

Mặc dù có nhiều tiềm năng trong lĩnh vực “thành phố thông minh”, bà Yeo lưu ý rằng các thành phố ở các thị trường mới nổi như Việt Nam đang có nhiều thách thức đi kèm hơn so với các đô thị phát triển khác..

Bà Yeo cho rằng: "Một trong số những khó khăn mà TNB và các Doanh nghiệp Khởi nghiệp phải đối mặt khi làm việc ở các thị trường mới nổi là giải quyết những khác biệt về văn hoá, bên cạnh các vấn đề về nội địa hóa và ngôn ngữ, sự chấp nhận ứng dụng công nghệ mới của toàn thể người dân. Mạng lưới đối tác hiện có của công ty cùng với những thành viên của hệ sinh thái Khởi nghiệp địa phương và các doanh nghiệp đang nỗ lực rất nhiều để giảm bớt những khó khăn này.”

Cuộc thi Giải pháp Sáng tạo Thành phố Thông minh Toàn cầu cho Việt Nam bắt đầu nhận đơn đăng ký vào tuần trước và sẽ tiếp tục nhận hồ sơ tới ngày 18/09. Cuộc thi sẽ kéo dài 6 tuần từ ngày 09/10 đến cuối tháng 11. Ngày Demo Day (trình bày dự án trước các nhà đầu tư và chính quyền các thành phố) diễn ra tại TPHCM vào đầu tháng 12.