Ông Jan Wassenius, Tổng giám đốc Ericsson Việt Nam cho biết, 2016 là thời điểm thích hợp để Việt Nam triển khai 4G trên tất cả các phương diện: băng tần, chiến lược của các nhà khai thác, giải pháp, sản phẩm 4G và sự sẵn sàng về thiết bị đầu cuối.
Với ưu thế vượt bậc về khả năng cung cấp các dịch vụ truy nhập tốc độ cao, cùng với xu hướng dần phổ cập các thiết bị đầu cuối, mạng 4G LTE (Long Term Evolution, công nghệ di động thế hệ thứ 4) sẽ là xu hướng phát triển chủ đạo của viễn thông thế giới trong thời gian tới. Tuy nhiên, triển khai 4G tại Việt Nam sao cho hiệu quả, bền vững là một vấn đề cần được nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng.
Giá cả thiết bị đầu cuối ủng hộ
Trước lo ngại giá thành thiết bị đầu cuối tương đối cao so với thu nhập của người Việt Nam, theo ông Thiều Phương Nam, Tổng giám đốc Qualcomm Đông Dương, hiện nay, giá thành thiết bị nói chung và giá thành thiết bị hỗ trợ công nghệ 4G đã liên tục đi xuống. Trên thị trường đã có mặt các thiết bị, các smartphone hỗ trợ 4G ở phân khúc giá bình dân. Về phía mình, Qualcomm đã đưa công nghệ 4G tích hợp vào tất cả các dòng chipset từ phân khúc giá bình dân như Snapdragon 200. Các điện thoại dùng Snapdragon 200 có mức giá đến người tiêu dùng khá rẻ.
Theo ông Nam, ở thời điểm này, trên toàn thế giới đã có trên 200 triệu thiết bị di động công nghệ 4G được bán giá ở mức giá dưới 150 USD. Đây là những nỗ lực được thực hiện nhờ sự bổ sung các bộ vi xử lý Snapdragon thuộc phân khúc bình dân và tầm trung liên tục được Qualcomm ra mắt trong thời gian qua.
Theo ông Thiều Phương Nam, chỉ sau một năm đầu tiên được thương mại hóa, bộ vi xử lý Snapdragon 410 đã có mặt trên hơn 550 thiết kế thiết bị di động. Số lượng Snapdragon 410 bán ra đã đạt hơn 200 triệu thiết bị. Ngoài ra, Snapdragon 210 còn được sử dụng trong hơn 200 thiết kế đã được bán ra hoặc đang trong kế hoạch ra mắt trong thời gian không xa.
Dịch vụ nội dung sẽ là “gà đẻ trứng vàng”?
Giá cả thiết bị đầu cuối đang là một lợi thế khi các nhà mạng triển khai công nghệ 4G. Nhưng một câu hỏi được đặt ra đó là dịch vụ nội dung cho 4G sẽ có gì? Liệu đây có phải là “con gà đẻ trứng vàng”?
Theo Tổng giám đốc Ericsson Việt Nam, trước sức ép của sự giảm doanh thu từ các dịch vụ truyền thống và sự bùng nổ về lưu lượng các dịch vụ dữ liệu, các nhà mạng thành công trên thế giới đều tiến hành hiện đại hóa hệ thống mạng và mô hình kinh doanh của mình. Ericsson kết hợp với EY(Ernst & Young) đã tiến hành nghiên cứu nhằm xác định và phân nhóm các nhà khai thác viễn thông thành công trong việc biến lưu lượng dữ liệu và các dịch vụ truyền thông thành sự tăng trưởng về lợi nhuận doanh thu. Những nhà mạng này được gọi tên là Nhóm Dẫn Đầu (Frontrunners). Từ năm 2010 tới 2014, Nhóm Dẫn Đầu đều đạt mức tăng trưởng doanh thu hàng năm là 9,6% trong khi đó các đối thủ cạnh tranh của họ chỉ đạt mức tăng trưởng 2,7%.
Nghiên cứu về chiến lược của các nhà khai thác này cho thấy họ đã áp dụng ba chiến lược để đạt mức tăng trưởng như vậy. Đây cũng là thông tin hữu ích cho các nhà mạng khác cũng như cho chính người tiêu dùng. Theo ông Jan Wassenius
,
việc triển khai công nghệ 4G/LTE sẽ giúp các nhà khai thác viễn thông đạt vị thế dẫn đầu về chiến lược “đầu tư về chất lượng mạng”, đồng thời cũng mang lại những tính năng và sự linh hoạt để đạt được thành công trong hai chiến lược còn lại.
Các chiến lược đó là đầu tư về chất lượng mạng: Tạo sự khác biệt bằng chất lượng mạng cao và xây dựng hình ảnh thương hiệu rất tốt về thế mạnh này; Nhạy bén với thị trường: là các nhà khai thác tạo sự khác biệt qua sự thích nghi rất nhanh với nhu cầu thị trường và người tiêu dùng; Gói dịch vụ khác biệt: là các nhà khai thác đi đầu thị trường khi đưa ra những gói dịch vụ mới độc đáo.
Đại diện Ericsson Việt Nam cho hay, các nhà khai thác mạng của Việt Nam có thể áp dụng chiến lược này để đạt được mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận đối với các dịch vụ trong tương lai và sẵn sàng cho sự ra mắt các dịch vụ 4G. Việc các nhà hoạch định chính sách đang xem xét băng tần cho các dịch vụ 4G sẽ tạo điều kiện để 4G thực sự mang lại những lợi ích tích cực về kinh tế và xã hội cho Việt Nam. LTE chắc chắn sẽ hỗ trợ sự tăng trưởng lớn về dữ liệu và mang lại những dịch vụ chất lượng cao cho người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Ở góc độ cơ quan quản lý nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã thực hiện quy hoạch và cho phép các doanh nghiệp viễn thông thử nghiệm 4G từ năm 2010. Trên cơ sở đánh giá về nhu cầu thị trường, côngnghệ , thiết bị và các điều kiện khác, Việt
Nam
dự kiến sẽ tiến hành cấp phép cho các mạng thông tin di động này từ 2016. Trong đó đảm bảo mục tiêu sử dụng hiệu quả băng tần cao để có thể tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước.