Khi nhắc tới du hành không gian Mỹ, cái tên thường xuyên được chúng ta nhớ tới hẳn là Neil Armstrong, người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng. Song, còn một nhân vật khác có thể được xưng tụng là người hùng không gian đầu tiên của quốc gia này. Đó là John Glenn, người Mỹ đầu tiên du hành quanh quỹ đạo của Trái đất.

John Glenn chụp ảnh trong không gian bằng máy ảnh chuyển động chuỗi tự động trong chuyến bay quỹ đạo lịch sử của mình.
John Glenn chụp ảnh trong không gian bằng máy ảnh chuyển động chuỗi tự động trong chuyến bay quỹ đạo lịch sử của mình.

Sau khi Chiến tranh Thế giới II kết thúc, thế giới bước vào Chiến tranh Lạnh. Các quốc gia đứng đầu hai phe là Liên Xô và Hoa Kỳ ráo riết ganh đua trên nhiều phương diện, nhằm tranh giành tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế. Một “mặt trận” mà hai nước này cùng hướng tới là vũ trụ, tạo nên Cuộc chạy đua vào không gian trong giai đoạn cuối năm 1950 tới giữa năm 1970.

Sau khi bị Liên Xô vượt mặt với sự kiện phi hành gia Yuri Gagarin trở thành con người đầu tiên đi vào không gian vào tháng 4/1961, NASA đã cạnh tranh với Dự án Mercury và phóng John Glenn lên vũ trụ trên tàu Friendship 7. Ông trở thành người Mỹ đầu tiên bay quanh quỹ đạo Trái đất. Và trong khi Gagarinchỉ bay một vòng, thì Glenn đã bay quanh hành tinh chúng ta ba vòng.

Những năm đầu đời

John Herschel Glenn Jr.ra đời tại Ohio,vào ngày 18/7/1921. Ngay từ thời còn nhỏ ông đã tỏ ra hứng thú với khoa học hàng không. Sau khi tốt nghiệp trường Trung học Phổ thông New Concordvào năm 1939, ông đỗ vào Đại học Muskingum. Nhưng chẳng bao lâu sau, với lòng yêu nước nhiệt huyết, ông đã rời ghế nhà trường và đi nhập ngũ, chiến đấu trong Chiến tranh Thế giới II. Năm 1942, Glenngia nhập Lực lượng Dự bị Hải quân Hoa Kỳ.

Nhà phi hành tương lai gia nhập Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ vào năm 1943 và thực hiện 59 nhiệm vụ ở Nam Thái Bình Dương trong Chiến tranh Thế giới II. Sau đó, trong Chiến tranh Triều Tiên, Glenn đã bay 90 chuyến, và trong chín ngày cuối cùng của cuộc xung đột, ông đã bắn rơi ba máy bay MiG của Liên Xô. Trong cả hai cuộc chiến, tổng cộng ông đã bay gần 150 phi vụ chiến đấu và đượctrao huân chương vì thành tích của mình.

Năm 1964, Glenntốt nghiệp Trường thí điểm thử nghiệm hải quân Hoa Kỳ ở Patuxent River, Maryland. Ông đã điều khiển chiếc máy bay chiến đấuF-8trong các lần bay thử nghiệm. Glenn lập kỷ lục đầu tiên vào tháng 7/1957, khi dùng chiếc phi cơ F-8U Crusader để thực hiện chuyến bay xuyên lục địa đầu tiên với tốc độ trung bình siêu thanh. Ông đã bay không ngừng nghỉ từ Trạm Hàng không Hải quân ở Los Alamitos, California,tới sân bay Floyd Bennett ở New York chỉ trong 3 tiếng, 23 phút. Glennđược thăng lên làm Trung tá vào năm 1959 và đã bay gần 9.000 giờ, khoảng 1/3 trong số đó là bằng máy bay phản lực.

Trở thành phi hành gia


Vào ngày 9/4/1959, cùng với sáu người khác, Glenn được NASA tuyển chọn vào lớp phi hành gia đầu tiên, sau này họ được gọi là Mercury 7. Lứa này bao gồm: Wally Schirra, Donald “Deke” Slayton , Scott Carpenter, Alan Shepard, Virgil “Gus” Grissom và L. Gordon Cooper Jr.
Sau đó, Glenn được bổ nhiệm vào Nhóm Đặc nhiệm Không gian của NASA tại Langley. Nhóm chuyển tới Houston vào năm 1962 và trở thành một bộ phận của Trung tâm Tàu vũ trụ có người lái thuộc NASA, hiện là Trung tâm Vũ trụ Johnson.

John Glenn trên tàu con thoi Discovery. Nguồn: NASA
John Glenn trên tàu con thoi Discovery. Nguồn: NASA

Mặc dù Shepard và Grissom lần lượt thực hiện các chuyến bay dưới quỹ đạo đầu tiên và thứ hai của Hoa Kỳ, song chính Glenn, vốn là phi hành gia dự bị cho các nhiệm vụ đó, lại được chọn để thực hiện chuyến bay quanh quỹ đạo đầu tiên, đây là một phần của sứ mệnh Mercury-Atlas 6.
Theo NASA, mục tiêu của sứ mệnh này là “đưa con người vào quỹ đạo Trái đất, quan sát những phản ứng của anh ta với môi trường không gian, rồi đưa người này trở lại Trái đất an toàn, xuống một địa điểm mà chúng tôi có có thể dễ dàng tìm thấy. Kế hoạch cho chuyến bay Mercury trong quỹ đạo đầu tiên là duy trì trạng thái tàu vũ trụ tối ưu để theo dõi radar và kiểm tra thông tin liên lạc”.

Glenn và tàu Friendship 7 đã được phóng ra ngoài vũ trụ từ Tổ hợp phóng Cape Canaveral 14 ở Florida vào ngày 20/2/1962, lúc 9:47 sáng. Chuyến bay này kéo dài 4 giờ 55 phút 23 giây. Trong thời gian đó, Glenn đã đi được 121.794 km quanh Trái đất, bay ba lần trên quỹ đạo hành tinh với vận tốc trung bình là 28,234 km/h — nhanh gấp 14 lần so với tốc độ tối đa của chiếc máy bay chiến đấu F-8 mà ông đã lái thử tám năm về trước.

Khi sắp hoàn tất lần quay quỹ đạo cuối cùng, Trung tâm điều hành nhận được tín hiệu từ tàu Friendship 7 báo rằng tấm chắn nhiệt ở đáy tàu đã lỏng ra. Nếu tấm chắn nhiệt không hấp thụ được lượng nhiệt khổng lồ trong quá trình quay trở lại Trái đất, Glenn và tàu Friendship 7 sẽ bị thiêu rụi. Để đảm bảo tấm chắn nhiệt ở nguyên vị trí, các chuyên gia quyết định không phóng các tên lửa đẩy lùi của tàu Friendship 7, vì họ cho rằng chúng sẽ giữ tấm chắn nhiệt lại. Khi tàu của Glenn phừng phừng bốc cháy trong lúc lao về Trái đất, các dây đai giữ tên lửa đứt phựt, lực ma sát quá lớn khiến Glenn mất liên lạc vô tuyến với trạm điều khiển mặt đất.

Glenn lao xuống Đại Tây Dương lúc 2:43:02 chiều, cách Bermuda 1.300 km về phía Đông. Sau đó được tàu khu trục USS Noa trục vớt 21 phút, khi các nhân viên quan sát trên tàu phát hiện chiếc dù của tàu Friendship 7. Khi kiểm tra Friendship 7, họ phát hiện tín hiệu cảnh báo là sai do một công tắc trong mạch tấm chắn nhiệt bị lỗi. Như vậy, kẹp giữ tấm chắn đã bị bung ra sớm.

Sứ mệnh Mercury-Atlas 6 đã thành công tốt đẹp, Glenn trở thành người Mỹ đầu tiên bay trên quỹ đạo. Vào ngày 23/2/1962, Tổng thống John F. Kennedy đã đến thăm Glenn tại Cape Canaveral. Ba ngày sau đó, phi hành gia này đã được phát biểu trước Quốc hội và được vinh danh trong một cuộc diễu hành ở thành phố New York vào ngày 1/3/1962.

Thành công của ông đã thúc đẩy chương trình không gian của Hoa Kỳ, dẫn tới tàu Apollo 11 được phóng ra ngoài không gian, lần đầu tiên đưa con người lên Mặt trăng.

Tham gia chính trị


Vào tháng 1/1964, Glenn rời khỏi NASA. Ông được thăng lên cấp đại tá vào tháng 10 cùng năm, nhưng vào tháng 1 năm sau ông nghỉ hưu khỏi Thủy quân lục chiến. Mục tiêu của ông là tham gia chính trường Mỹ. Năm 1974, ông được bầu làm thượng nghị sĩ Hoa Kỳ từ bang Ohio và tái đắc cử ba lần sau đó. Năm 1984, ông không thành công trở thành ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ. Nhưng vào năm 1992, Glenn lại được bầu làm thượng nghị sĩ, trở thành thượng nghị sĩ dodân cử đầu tiên từ bang Ohio giành được bốn nhiệm kỳ liên tiếp.

Trở lại không gian

Glenn vẫn tiếp tục khiên chiến các giới hạn khi đã cao tuổi: Vào ngày 29/10/1998, khi đã 77 tuổi, ông trở thành người lớn tuổi nhất từng du hành vào không gian. Kỷ lục này được giữ vững trong 23 năm, cho tới khi diễn viên William Shatner của loạt film Star Trek lên vũ trụ lúc 90 tuổi vào năm 2021.

John Glenn leo vào tàu Friendship 7. Nguồn: NASA
John Glenn leo vào tàu Friendship 7. Nguồn: NASA

Lần này, Glenn rời Trái đất trên tàu con thoi Discovery. Ông tham gia sứ mệnh STS-95 kéo dài chín ngày với vai trò chuyên gia tải trọng. Ngoài ra, NASA còn muốn xác định ảnh hưởng của không gian đối với người lớn tuổi.

STS-95 cũng mang theo nhiều trọng tải nghiên cứu, cũng như triển khai cả tàu vũ trụ quan sát năng lượng mặt trời Spartan và Nền tảng thử nghiệm hệ thống quỹ đạo của Kính viễn vọng Không gian Hubble.

Glenn rời Thượng viện vào tháng 1/1999. Vào ngày 1/3 cùng năm, để tôn vinh những đóng góp của ông cho sự tiến bộ của khoa học vũ trụ, Trung tâm Nghiên cứu Lewis chính thức đổi tên thành Trung tâm Nghiên cứu John H. Glenn thuộc NASA tại Lewis Field. Năm 2012, ở tuổi 90, Glenn được Tổng thống Barack Obama trao tặng Huân chương Tự do của Tổng thống.

John Glenn qua đời ngày 8/12/2016, thọ 95 tuổi. Mặc dù là người lớn tuổi nhất trong nhóm Mercury 7, ông lại là thành viên cuối cùng còn sống. Glenn được chôn cất tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington.

Nguồn: space.com