Đó thực sự là một nhận định đúng đắn, bởi khi nhìn lại, bạn sẽ thấy hầu hết những phát minh chúng ta dùng mỗi ngày đều khá cơ bản. Tất cả những gì bạn cần là một ý tưởng hay cùng một ít kiến thức liên quan mà thôi. Đó chính xác là điều xảy ra với hai cậu nhóc tuổi teen đến từ Trung Quốc mà chúng ta sẽ nói đến dưới đây.
Sum Ming, 17 tuổi, và Kin Pong, 18 tuổi, đang nghiên cứu về các đặc tính của titanium dioxide thì nhận ra rằng chất này có thể được ứng dụng trên một món đồ rất quen thuộc, như tay nắm cửa chẳng hạn, và nó có thể thực sự thay đổi cuộc sống của nhiều người.
Đây không phải tay nắm cửa thông thường, bởi nó có thể tự diệt khuẩn mà chỉ cần ánh sáng thôi!
Sum Ming Wong và Kin Pong Li đã phát hiện ra rằng titanium dioxide cực kỳ hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn và đưa ra ý tưởng nghiền chất này thành bột mịn. Hai cậu nhóc còn để ý thấy chất này sẽ hoạt động hiệu quả hơn khi tiếp xúc với tia UV. Và bộ đôi đã nghĩ ra được một sản phẩm đơn giản nhưng thiên tài có thể tận dụng được tối đa phát kiến của mình.
Tay nắm cửa này được tạo ra bởi hai sinh viên Đại học Hồng Công
Tay nắm cửa chính là một trong những nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất trong cả nền văn minh loài người. Biết được điều đó, bộ đôi này đã thiết kế một tay nắm với thành phần là một ống thủy tinh với hai đầu được bịt bằng hai miếng nhôm nhỏ. Toàn bộ phần ống thủy tinh được bao phủ bằng bột titanium dioxide đã nói ở trên.
Tay nắm còn được phủ một lớp chất xúc tác quang học, có nghĩa là khi có ánh sáng, phản ứng hóa học sẽ được thực hiện.
"Tụi em biết rằng nhiều bệnh lây nhiễm bệnh có thể bị lan truyền qua tiếp xúc, ví dụ SARS, MERS, bệnh tay chân miệng, và bệnh nấm Candida" - hai sinh viên nói. "Ngày nay, người ta sử dụng các chất chùi rửa hóa học để lau sạch các khu vực công cộng, nhưng những chất đó cũng dễ bị lau đi mất và gây hại cho cơ thể người. Thiết kế của tụi em có độ bền cao và hiệu quả".
Phản ứng hóa học được kích hoạt bởi đèn UV sẽ phân hủy vi khuẩn ở trên tay nắm cửa.
Hai sinh viên còn cho biết nguồn cảm hứng để tìm ra một giải pháp tương tự xuất hiện sau đại dịch SARS vào năm 2003, gây ảnh hưởng hơn 8000 người trên toàn thế giới, và chỉ riêng Trung Quốc đã có 700 người chết.
Phát minh này đã được lọt vào danh sách đề cử Giải thưởng James Dyson 2019 và là một trong những sản phẩm dành chiến thắng.
Tham khảo: BoredPanda