Sự tồn tại của một tộc người khổng lồ vào thời cổ đại chỉ được biết đến qua các bộ xương khai quật dưới những gò đất rải rác khắp Bắc Mỹ.

bo-xuong-nguoi-khong-lo-cao-gan-ba-met-o-bac-my

Hình phục dựngngười khổng lồ Adena so với con người ngày nay. Ảnh: Marcia K Moore.

Vào thế kỷ 19, nhiều báo cáo ghi nhận việc phát hiện những bộ xương rất lớn ở một gò chôn tại khu vực Bắc Mỹ. Những bộ xương này dài 2,4 mét, đôi khi lên tới 3,3 mét, với hộp sọ cỡ đại và xương hàm dưới khổng lồ.

Theo ghi chép năm 1882 của nhà sử học Alfred Matthews, gò đất cao khoảng 4 m, phần nền móng có đường kính khoảng 15 m. Các phần của bộ xương được bảo quản tốt. Đoạn xương đùi rất dài của một nam giới cho thấy người chết cao ít nhất 2,1 mét.

Trong những năm 1880, Viện Smithsonian tìm thấy một số bộ xương khổng lồ trong các nấm mồ tại khu phá dỡ ở Bắc Mỹ. Phát hiện của viện được xác nhận trong Báo cáo thường niên thứ 12 của Vụ Dân tộc học Mỹ.

bo-xuong-nguoi-khong-lo-cao-gan-ba-met-o-bac-my-1

Gò Criel cao 11 m, đường kính 53 m ở nam Charleston làgò chôn người Adena lớn thứ hai ở West Virginia. Ảnh: Jason Jarrel & Sarah Farmer.

Các nhà nghiên cứu đặt tên cho chủ nhân những bộ xương là người khổng lồ Adena, lấy theo tên theo gò đất Adena ở Ohio, Mỹ, một trong nhiều địa điểm khai quật.

Kích thước của người khổng lồ Adena được lấy từ nhiều nguồn khác nhau với các chi tiết chứng thực, trong đó có các văn bản chép tay của P.W. Norris, nhân viên Vụ Dân tộc Mỹ tham gia khai quật gò chôn người Adena ở Charleston, West Virginia, năm 1883 - 1884. Một số gò tại Charleston chứa những bộ xương dài hai mét. Tại vị trí trung tâm của nơi chôn cất, Norris đo được một bộ xương khổng lồ dài gần 2,9 mét và khoảng cách giữa hai xương bả vai là 48 cm. Người chết được mai táng đặc biệt với thi thể bọc vỏ cây và phủ đất sét khô.

Năm 1957, các nhà nghiên cứu Charles Snow và Willia S Webb phân tích đặc điểm nhân chủng học của người khổng lồ Adena. Kết quả nghiên cứu chỉ ra người Adena có tập tục làm phẳng gáy, khiến cho hộp sọ của họ trở nên dài hơn.