Từ trường Trái Đất có thể yếu đi, làm xuất hiện tuyết sắt, núi lửa lưu huỳnh và không thể bảo vệ hành tinh trước tia vũ trụ.

tuyet-bang-sat-co-the-xuat-hien-tren-trai-dat-trong-tuong-lai

Tuyết sắt và lưu huỳnh có thể xuất hiện trên Trái Đất nếu từ trường yếu đi. Ảnh minh họa:Flick/Scott Kelly/ NASA.

Trong nghiên cứu mới đây trêntạp chíarXiv,các nhà khoa học thuộc dự án MESSENGER của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) nhận định Trái Đất trong tương lai xa sẽ có số phận như sao Thủy hiện nay khi lớp lõi sắt nguội đi khiến từ trường suy yếu, theo Sputnik.

Nghiên cứu cho thấy dù là hành tinh nhỏ nhất trong hệ Mặt Trời, sao Thủy vẫn có từ trường của mình, dù yếu hơn Trái Đất khoảng 100 lần. Từ trường của sao Thủy đang được duy trì bởi lớp tuyết bằng sắt và núi lửa lưu huỳnh, nhưng không giúp nó tránh được những đợt bắn phá liên tục của các phân tử phóng xạ từ gió Mặt Trời.

Từ trường trên sao Thủy được phát hiện lần đầu vào năm 1974, nhưng nó đã yếu đi do lõi của hành tinh nguội dần. Điều này khiến các nhà khoa học lo ngại cho tương lai hành tinh chúng ta bởi nhiệt độ của lõi Trái Đất cũng đang giảm với mức khoảng 100 độ C sau một tỷ năm.

Kịch bản tương tự sẽ xảy ra nếu từ trường Trái Đất yếu đi và chúng ta sẽ phải đối mặt với tuyết sắt và núi lửa lưu huỳnh.

Ngoài ra, tia bức xạ có hại từ gió Mặt Trời cũng sẽ bắn phá Trái Đất khi tấm khiên từ trường suy yếu. Hiện nay, gió Mặt Trời thổi vào Trái Đất bị từ trường đẩy chệch hướng. Nếu không có từ trường, các phân tử có hại sẽ phá vỡ tầng ozone, gây nguy hiểm cho con người.