Nghiên cứu khoa học này đã được công bố trên tạp chí Nature
Biotechnology vào tháng 2 năm nay. Theo nhà nghiên cứu Ding Baoquan, mỗi
nanorobot đều rất nhỏ, nhỏ hơn 5.000 lần đầu mũi kim, không thể nhìn
thấy được bằng mắt thường. Mẫu nanorobot dựa trên ADN có một cấu trúc
hình ống với đường kính khoảng 19nm và chiều dài khoảng 90nm.
Mỗi nanorobot đều rất nhỏ, nhỏ hơn 5.000 lần đầu mũi kim, không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Ảnh: Tân Hoa Xã
Nó có thể đi qua máu để tìm các khối u. Một khi nó phát hiện ra khối u, nó sẽ giải phóng lượng thrombin (có vai trò rất quan trọng trong sinh lý đông cầm máu) trực tiếp vào khối u để cắt đứt nguồn cung cấp máu cốt bỏ đói khối u cho đến chết. Sau đó, khối u tự hủy sau một vài tuần, thậm chí một vài ngày.
Các thử nghiệm nanorobot ADN trên chuột đã chứng tỏ điều đó. Mặc dù khái niệm nanorobot dùng trong y tế đã được giới thiệu và các thí nghiệm thực hiện trong các ống nghiệm, nhưng đây là lần đầu tiên các thí nghiệm được hoàn thành trên cơ thể sống với môi trường sinh học tinh vi.
Nhà nghiên cứu Zhao Yuliang còn tiết lộ thêm rằng để kiểm tra độ an toàn của nanorobot, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm trên quy mô lớn với cả chú lợn nhỏ có cấu tạo sinh lý và giải phẫu giống với người. Khác với hóa trị và xạ trị, nanorobot ADN có thể tiêu diệt khối u ác tính mà không gây tổn thương các mô khoẻ xung quanh, không tích tụ lại trong não và như vậy không gây nguy cơ đột quỵ.
Nhờ nanorobot bằng vật liệu tự nhiên, tương thích sinh học và phân huỷ sinh học nên nó được thải ra khỏi cơ thể sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ. Nhà nghiên cứu Nie Guangjun cũng là thành viên của nhóm tin rằng đây là một mốc quan trọng trong nghiên cứu điều trị ung thư.
Hiện các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu tiền lâm sàng và hy vọng sớm áp dụng công nghệ mang tính cách mạng này để cứu sinh mạng những bệnh nhân ung thư ác tính.