Đa dạng sinh học trên Trái Đất bị đe dọa nghiêm trọng vì con người đang gây nên cuộc đại tuyệt chủng thứ 6.
|
Hoạt động đốn gỗ trong rừng nhiệt đới có liên quan tới việc sụt giảm số lượng nhiều loài vậtnhư vượn Bornean. Ảnh: Gerardo Ceballos.
|
Các nhà khoa học cảnh báo Trái Đất đang bước vào cuộc đại tuyệt chủng thứ 6 khi nhiều loài biến mất và số lượng cá thể loài sụt giảm với con người là nguyên nhân chính, USA Today. Cảnh báo được đưa ra trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciencesngày 10/7.
5 cuộc đại tuyệt chủng trong 500 triệu năm qua xảy radobiến đổi khí hậu, núi lửa phun trào hoặc thảm họa sao băng. Nghiên cứu mới cho thấycon người với hoạt độngphá rừng, tăng dân số, săn trộm,gây ô nhiễm, thải khí gây nóng lên toàn cầu, đangtạo ra cuộc đại tuyệt chủng thứ 6.
Khoảng 50% cá thể động vật từng sống trên Trái Đất gồmthú, chim, bò sát và lưỡng cưđã biến mất chỉ trong vài thập kỷ qua. "Đây là sự mất mát lớn với đa dạng sinh vật học trong lịch sử Trái Đất", các tác giả nghiên cứu kết luận.
"Sự sụt giảm lớn số lượng cá thể loài và các loài cho thấy con người thiếu đồng cảm với các loài hoang dã đồng hành cùng chúng ta từ điểm khởi đầu", giáo sư Gerardo Ceballos tại Đại học Tự chủ Quốc gia Mexico, tác giả chính của nghiên cứu, nói.
Theo Robin Naidoo,nhà khoa học của Quỹ Động vật hoang dã Thế giới, ngay sự sụt giảm số lượng cá thể của những loài chưa đối mặt nguy cơ tuyệt chủng, cũng có thể gây ra tác động lớn với thực vật và môi trường sống trong các mạng lưới sinh thái học vốn dựa vào sự cân bằng giữa động vật, thực vật và vi sinh vật.
"Tất cả các dấu hiệu cho thấy đa dạng sinh học sẽ tiếp tục bị hủy hoại mạnh trong hai thập kỷ tới", các nhà nghiên cứu cảnh báo. "Nhân loại cuối cùng sẽ phải trả giá rất đắt vì đã hủy hoại tập hợp sự sống duy nhất chúng ta biết đến trong vũ trụ".
Theo VNExpress