Bình thường, các loài động vật bậc cao đều có hai mắt mang màu sắc giống nhau, nhưng khi mắc phải căn bệnh loạn sắc tố mống mắt, chúng sẽ bị biến đổi và khiến hai mắt có sự khác nhau về màu sắc.
Loạn sắc tố mống mắt có tên khoa học là heterochromia iridis hay heterochromia iridum là một căn bệnh hiếm gặp ở động vật (trong đó có con người). Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến căn bệnh kỳ lạ này là do cơ thể thiếu hoặc thừa melanin (tế bào biểu bì tạo hắc tố), các yếu tố di truyền hoặc chấn thương.
Một chú mèo bị rối loạn sắc tố mống mắt từng phần.
Loạn sắc tố mống mắt gây biến đổi màu mắt thường có ba dạng chủ yếu là toàn bộ, từng phần và trung tâm. Trong đó, toàn bộ là hiện tượng diễn ra phổ biến nhất trong số ba loại loạn sắc tố. Nó khiến các sinh vật mắc phải có sự biến đổi về màu sắc mắt khiến hai mắt có màu sắc hoàn toàn khác nhau.
Loạn sắc tố mống mắt từng phần là khi một bên mắt có tới hai màu sắc khác nhau. Còn loạn sắc tố mống mắt trung tâm là loại hiếm gặp nhất. Nó khiến các cá thể mắc phải có con ngươi xuất hiện một hoặc 2 màu và xung quanh có nhiều màu khác nhau.
Trong cuộc sống, con người vẫn có thể mắc phải bệnh loạn sắc tố mống mắt nhưng tỷ lệ lại thấp hơn các động vật khác rất nhiều. Theo thống kê tại Mỹ, tỷ lệ mắc bệnh kỳ lạ này trên con người chỉ là 11/1.000.
Chiêm ngưỡng một số động vật và con người mắc bệnh loạn sắc tố mống mắt:
Quốc Bảo (theo Bored Panda)