Hiện nay, chúng ta chẳng biết mình có an toàn không khi ở trong một căn phòng chật kín người. Nếu chẳng may bị nhiễm virus, thì phải mất 5 ngày chúng ta mới xác định được tình trạng. Giờ đây, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Washington ở St. Louis (Mỹ) tạo ra một thiết bị có thể phát hiện các hạt virus SARS-CoV-2 trong không khí chỉ trong 5 phút.
Cho đến nay, các công cụ phát hiện tức thời virus trong không khí vẫn gặp khó khăn trong việc hút đủ lượng khí cần thiết để làm cô đặc các hạt virus. Các mẫu thiết bị trước đây chỉ hút được 2 - 8 lít không khí/phút. Ngoài ra, các thiết bị đó cũng không thể cho kết quả xét nghiệm không khí ngay lập tức mà phải dựa vào xét nghiệm PCR, thường mất 24 tiếng mới cho ra kết quả.
Trong khi đó, thiết bị mới có thể hút và luân chuyển khoảng 1.000 lít khí/phút. Trong khi dòng khí được luân chuyển, thiết bị sẽ bẫy các hạt virus vào một dung dịch lỏng bên trong. Khoảng 5 phút sau, một cảm biến sinh học sẽ kiểm tra dung dịch. Cảm biến sanh học này - được làm từ một điện cực gắn vào protein của hệ thống miễn dịch từ một con lạc đà không bướu (llama). Các protein của llama sẽ dính vào các protein gai của bất kỳ loại virus corono nào đi nganh qua.
Tiếp theo, một dòng điện chạy qua cảm biến làm cho protein gai của virus mất đi các electron. Một cảm biến khác phát hiện ra thay đổi đó, và thiết bị sẽ xác minh sự có mặt của Covid. Thiết kế trên dựa vào một phiên bản trước đây dùng để phát hiện một protein trong não bệnh nhân Alzheimer.