Động đất được cho là không tồn tại ở Nam Cực. Tuy nhiên, mới đây, các nhà khoa học vừa báo cáo một sự bất thường đó là những trận động đất dưới thềm băng làm rung chuyển cảnh quan băng giá nhưng chỉ có vào ban đêm.
Khi bóng tối buông xuống, trong khoảng thời gian 6-12 giờ vào buổi tối, các nhà khoa học theo dõi và phát hiện ra những rung động liên quan đến động đất băng bắt đầu xuất hiện.
"Chúng tôi đã ghi lại hàng chục, hàng tram, đến hàng ngàn trận động đất băng mỗi đêm", nhà nghiên cứu về sông bang, Douglas MacAyeal từ Đại học Chicago nói.
Công việc của MacAyeal nghiên cứu quá trình tan chảy đang ảnh hưởng đến khu vực Nam Cực như thế nào. Mặc dù nghe có vẻ đáng ngạc nhiên, nhưng nó hoàn toàn có thực.
Trong tháng 11 năm 2016 đến tháng 1 năm 2017, các nhà nghiên cứu thiết lập địa chấn kế tại hai địa điểm khác nhau trong phạm vi 20 km và phát hiện ra điều thú vị mới.
Họ gọi các địa điểm này là “trạm khô” và “trạm ướt”, liên quan đến mức độ tan chảy của các khu vực được thể hiện.
Tại “trạm ướt”, băng tan chảy tạo ra những vũng nước trên mặt đất vào ban ngày, trong khi đó “trạm khô” ít bị chảy nước hơn bất chấp sức nóng của ánh sáng Mặt Trời.
Mỗi đêm, “trạm ướt” trở nên sống động hơn với hàng trăm hoặc hàng ngàn trận động đất băng được tạo ra bởi hoạt động tự nhiên và kéo dài chưa đến 1 giây/ lần.
Ngược lại, hoạt động địa chấn được phát hiện tại “trạm khô” khác biệt rõ rệt và dường như là do hoạt động của con người được cho liên quan đến các phương tiện trên một con đường gần đó được sử dụng bởi nhóm nghiên cứu.
Đối với các trận động đất tại trạm ướt, đây không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học quan sát thấy các chu kỳ địa chấn trên thềm băng như thế này, nhưng trước đây nó chưa bao giờ được liên kết với sự tan chảy trên mặt băn.
"Thường có một lớp băng trên mặt nước tan chảy bên dưới, giống như bạn thấy với một hồ nước chỉ đóng băng trên đỉnh”, nhà nghiên cứ MacAyeal nói.
Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết cho tất cả những hiện tượng kì lạ này liên quan đến vấn đề tan chảy của băng.
Theo Dantri