Sau khi chứng kiến trận mưa sao băng Lyrids diễn ra từ ngày 16 đến 25/4, các nhà thiên văn học trên khắp thế giới lại tiếp tục có cơ hội được chứng kiến mưa sao băng Eta Aquarids diễn ra từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 5.

Mưa sao băng Eta Aquarids đạt đỉnh vào hôm 7/5. Nguồn: Space

Ngay cả người bình thường cũng có thể nhìn thấy chúng trên bầu trời đêm ở gần chòm sao Bảo Bình. Mưa sao băng Eta Aquarids năm nay đạt cực điểm vào rạng sáng mùng 7/5 với khoảng 20 – 25 vệt mỗi giờ, Bill Cooke, người đứng đầu Văn phòng Môi trường Thiên thạch của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), cho biết.

Sao băng Eta Aquarids có nguồn gốc từ những mảnh vỡ không gian được biết đến như thiên thạch. Khi sao chổi Halley bay đến gần Mặt trời, bề mặt băng của chúng tan chảy tạo ra dải bụi và đá vỡ ở phía sau, di chuyển cùng quỹ đạo với sao chổi. Khi Trái đất đi qua quỹ đạo của sao chổi, dải bụi và đã vỡ này có thể bay vào bầu khí quyển, rơi xuống Trái đất ở tốc độ cao. Chúng bị đốt cháy do ma sát với khí quyển tạo ra vệt sao băng.