Đây là chia sẻ hôm 19/1 của các nhà khoa học tại lễ đón Huân chương Lao động hạng ba của Công ty Trúc Anh - một doanh nghiệp khoa học và công nghệ - tại tỉnh Bạc Liêu.
"Đây là niềm vui của Công ty Trúc Anh nhưng cũng là niềm vui của các nhà
khoa học và nhà quản lý" - bà Đặng Thị Thu, cô giáo tại Đại học Bách
Khoa Hà Nội của Tổng Giám đốc Lê Anh Xuân chia sẻ tại Lễ đón Huân chương
Lao động hạng ba của doanh nghiêp khoa học và công nghệ vừa bước sang
tuổi thứ 14.
Con đường nhỏ dẫn vào Ấp Công Điền, xã Vĩnh Trạch, TP Bạc Liêu hôm 19/1 bị kẹt xe bất thường bởi sự hiện diện của khoảng 1.000 khách mời của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Trúc Anh (Công ty Trúc Anh).
Hàng trăm nông dân là chủ hộ nuôi tôm, hàng trăm chủ đại lý bán vật tư nông nghiệp ở khắp khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, hàng chục đại biểu đại diện cho các Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương và đại diện lãnh đạo tỉnh, các ban, ngành của Bạc Liêu, tỉnh Cà Mau... đã tới chia vui với Cty Trúc Anh - doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng dụng công nghệ cao - nhân dịp đơn vị này đón Huân chương Lao động hạng ba do Chủ tịch Nước trao tặng và Tổng Giám đốc của doanh nghiệp này được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Trong những ý kiến chia vui, bà Đặng Thị Thu - nguyên giảng viên của Đại học Bách Khoa Hà Nội, cô giáo của thạc sĩ Lê Anh Xuân - Tổng Giám đốc Công ty Trúc Anh - không giấu sự tự hào về người học trò của mình: "
Mỗi lần từ Hà Nội vào thăm công ty, tôi lại thấy công ty đổi mới: đổi mới thiết bị hiện đại hơn, đổi mới sản phẩm. Đến nay, em (TGĐ Lê Anh Xuân - PV) đã đa dạng sản phẩm, tự sản xuất được nhiều chế phẩm sinh học, có những thành công trong sản xuất nấm dược liệu. Đây là niềm vui của Công ty Trúc Anh nhưng cũng là niềm vui của các nhà khoa học và nhà quản lý. Khoa học và công nghệ không phải là tờ giấy cho vào ngăn kéo. Em Xuân là một nhà doanh nghiệp rất mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất. Tinh thần hăng hái của em Xuân đã lôi kéo những nhà khoa học như tôi, vốn chỉ thành thạo trong phòng thí nghiệm mà ngần ngại đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất,
mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất".
Chia sẻ ghi nhận này, ông Vương Phương Nam - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc
Liêu - đã bày tỏ sự phấn khởi về một doanh nghiệp khoa học và công nghệ
trên địa bàn tỉnh có sức bứt phá mạnh mẽ chỉ trong thời gian ngắn nhờ
ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ. "Đến
nay, Công ty Trúc Anh đã có tổng số gần 150 nhân viên với doanh thu lên
đến gần 100 tỷ đồng mỗi năm, trở thành một trong những doanh nghiệp ứng
dụng khoa học và công nghệ đầu tiên và là doanh nghiệp top đầu của
ngành tôm Bạc Liêu" - ông Vương Phương Nam chia sẻ tại buổi lễ.
Cũng tại buổi lễ, nhiều đại lý, hộ nông dân đã ghi nhận nỗ lực ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ của Công ty Trúc Anh trong việc tạo ra nhiều sản phẩm vi sinh chất lượng cao, phục vụ hiệu quả việc phát triển nghề nuôi tôm của hàng nghìn hộ nông dân ở Bạc Liêu và các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Xác định tầm quan trọng của đổi mới và liên tục ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, sau hơn 13 năm đồng hành cùng các nông hộ nuôi tôm với thành công của nhiều dòng sản phẩm là các chế phẩm vi sinh, Công ty Trúc Anh đã mạnh dạn nghiên cứu, thử nghiệm thành công ở mảng nấm và dược liệu. Một số các sản phẩm mới của đơn vị này như Đông trùng hạ thảo, nấm vân chi, nấm linh chi... bước đầu đã được thị trường khu vực đón nhận.
Sản phẩm mới của Cty Trúc Anh nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.
Phương Nam