Nghiên cứu cho thấy các cặp đôi ban đầu bị thu hút bởi những người có đặc điểm giống với họ, chính vì vậy dễ dẫn tới các đặc điểm mà nhiều người gọi là "tướng phu thê".
Câu hỏi về lý do tại sao nhiều cặp đôi lại có khuôn mặt và các đặc điểm giống nhau đã khiến các nhà tâm lý học tò mò trong suốt nhiều năm. Phải chăng khuôn mặt của các cặp đôi yêu nhau lâu hoặc đã thành vợ chồng dường như có xu hướng giống nhau hay không?
Quan điểm này ban đầu đã xuất hiện vào những năm 1980 và kể từ đó đã được đưa vào các khóa học tâm lý học. Tuy nhiên, trong những thập kỷ tiếp theo, quan sát này chưa bao giờ được xác nhận hoặc bác bỏ một cách khoa học.
Hiện các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford ở Mỹ đã áp dụng công nghệ hiện đại để giải thích hiện tượng này. Sau khi phân tích hàng nghìn bức ảnh công khai của các cặp đôi, họ tin rằng cuối cùng họ đã có câu trả lời cho câu hỏi hóc búa trên.
Các cặp đôi sống chung với nhau lâu sẽ dễ phát sinh các đặc điểm tương đồng trên khuôn mặt
Pin Pin Tea-makorn, một nghiên cứu sinh tại Đại học Stanford cho biết: "Đó là điều mà mọi người đặt niềm tin rất lớn và chúng tôi cũng tò mò không kém. Suy nghĩ ban đầu của chúng tôi là nếu khuôn mặt của hai người có xu hướng giống nhau theo thời gian, chúng tôi có thể xem khuôn mặt của cả hai hội tụ ở những đặc điểm nào".
Hai đồng nghiệp của Pin Pin Tea-makorn là Michal Kosinski, Tea-makorn đã lùng sục trên Google để tìm kiếm các tờ báo về ngày kỷ niệm và các trang web phả hệ để tìm ảnh của các cặp đôi chụp khi bắt đầu hôn nhân và nhiều năm sau đó. Từ những bức ảnh này, họ đã tổng hợp một cơ sở dữ liệu lớn về hình ảnh của 517 cặp đôi chụp trong vòng hai năm sau khi kết hôn và từ 20 đến 69 năm sau.
Để kiểm tra xem khuôn mặt của các cặp đôi có giống nhau theo thời gian hay không, các nhà nghiên cứu đã cho các tình nguyện viên xem ảnh của một người mà họ nhắm đến và kèm theo 6 khuôn mặt khác, 1 khuôn mặt trong đó là vợ/chồng của họ và 5 khuôn mặt còn lại được chọn ngẫu nhiên. Sau đó, các tình nguyện viên được yêu cầu xếp hạng mức độ giống nhau của từng khuôn mặt trong số 6 khuôn mặt với cá nhân nhắm đến. Họ cũng dùng phần mềm nhận dạng khuôn mặt để xác định sự giống nhau giữa các cặp vợ chồng.
Các nhà tâm lý học giải thích rằng, việc chia sẻ cuộc sống chung sẽ góp phần lớn định hình khuôn mặt của mỗi người, ngoài ra chế độ ăn uống, lối sống, thời gian hoạt động ngoài trời và những tràng cười cũng đem tới những tác động tương tự.
Tuy nhiên, Tea-makorn và Kosinski cho biết họ không tìm thấy bằng chứng nào về việc các cặp đôi trông giống nhau theo thời gian. Nhưng rõ ràng rằng, họ trông giống nhau hơn những cặp ngẫu nhiên chỉ mới bắt đầu mối quan hệ.
Phát hiện cho thấy, các cặp đôi nổi tiếng như Benedict Cumberbatch và Sophie Hunter, Gisele Bündchen và Tom Brady, không phát triển các đặc điểm giống nhau theo thời gian nhưng họ lại tìm kiếm được những người có đặc điểm giống nhau. Tea-makorn cho biết, mọi người thường tìm kiếm người bạn đời có ngoại hình giống họ và trên hết là tính cách tương đồng.
Nghiên cứu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá các nghiên cứu trước đây và kiểm tra tính hợp lệ của chúng. Kosinski chia sẻ: "Đây chắc chắn là điều cần phải bổ sung. Một trong những vấn đề lớn trong khoa học xã hội là áp lực phải đưa ra những lý thuyết mới lạ, đáng kinh ngạc, đáng tin cậy…Do đó, lĩnh vực này chứa đầy các khái niệm và lý thuyết được lật lại hoặc bị thổi phồng quá mức hoặc không được xác thực đúng mực".
Kosinski ca ngợi Tea-makorn vì đã tham gia dự án và tiết lộ những sai sót tiềm ẩn trong các nghiên cứu trước đây. Ông cũng cho rằng, nhiều nhà khoa học đã miễn cưỡng đưa các thông tin không đúng. Một trong những dự án tiếp theo của các nhà nghiên cứu là điều tra các tuyên bố trước đây về việc có thể dự đoán chính xác tên của một người chỉ dựa vào khuôn mặt của họ.
Nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí Scientific Reports mới đây.