Hiện giờ có giả thuyết cho rằng các bằng chứng về sự sống ngoài hành tinh có thể nằm sâu trong lòng đất sao Hỏa. Điều đó không có nghĩa là những người ngoài hành tinh đã xây dựng cả thành phố đồ sộ dưới đó, mà chỉ đơn thuần là các dấu vết ở bề mặt đã phân rã hoàn toàn vì ảnh hưởng của phóng xạ vũ trụ.
Bề mặt sao Hỏa
Hiện các nhà khoa học đang hy vọng tìm được amino acid, thành phần chính của protein trong sinh vật sống. Qua tính toán, tiến sĩ Alexander Pavlov từ NASA cho biết cần phải đào sâu xuống khoảng 2m.
Nhóm nghiên cứu của ông đã trộn amino acid với các vật liệu tương tự trên sao Hỏa và phát hiện ra chúng có thể bị phân rã trong vòng 50 triệu năm. "80% các amino acid bị phá hủy trong khoảng 20 triệu năm", Pavlov nói. Riêng với điều kiện cụ thể trên sao Hỏa, amino acid có thể tồn tại khoảng 1 tỷ năm. Kể cả thế, các nghiên cứu ban đầu cho thấy sao Hỏa có sự sống khoảng 3,4 tỷ năm trước,
Vệ tinh Europa
Như vậy, rất khó để tìm thấy những dấu vết của amino acid từ sinh vật sống xa xưa ở lớp đất đầu tiên. Nếu may mắn thì có thể tìm ra chúng ở độ sâu 2m, sau khi đã khảo sát địa hình kỹ càng để đảm bảo thu được kết quả.
Trước đây, các nhà khoa học cũng có kết luận tương tự với vệ tinh Europa của sao Mộc. Tuy nhiên sau khi đã khám phá ra rằng phóng xạ có mức độ ảnh hưởng lên Europa tương tự như sao Hỏa, họ sẽ phải tiếp tục tìm kiếm thêm ở sâu dưới lòng đất.
"Còn Europa, có thể phải đào vài mét, thậm chí là cả chục mét", Pavlov nhận định.