Theo các nhà khoa học Trung Quốc, sốt làm thay đổi protein bề mặt trên các tế bào miễn dịch như tế bào lympho khiến các tế bào miễn dịch năng động hơn. Điều này cho phép chúng di chuyển tốt hơn thông qua các mạch, đến được vị trí nhiễm trùng. Như vậy, sốt giúp tăng sức mạnh cho các tế bào miễn dịch của chúng ta.

Theo các nhà khoa học Trung Quốc, sốt làm thay đổi protein bề mặt trên các tế bào miễn dịch như tế bào lympho khiến các tế bào miễn dịch năng động hơn. Điều này cho phép chúng di chuyển tốt hơn thông qua các mạch, đến được vị trí nhiễm trùng. Như vậy, sốt giúp tăng sức mạnh cho các tế bào miễn dịch của chúng ta.

Theo các nhà khoa học Trung Quốc, sốt làm thay đổi protein bề mặt trên các tế bào miễn dịch như tế bào lympho khiến các tế bào miễn dịch năng động hơn. Điều này cho phép chúng di chuyển tốt hơn thông qua các mạch, đến được vị trí nhiễm trùng. Như vậy, sốt giúp tăng sức mạnh cho các tế bào miễn dịch của chúng ta.

Theo tạp chí Immunity, các nhà khoa học Thượng Hải, Trung Quốc, đã tiến hành thử nghiệm với loài gặm nhấm và thấy rằng ở những con chuột thí nghiệm, sốt đã làm thay đổi protein bề mặt trên các tế bào miễn dịch như tế bào lympho, làm cho các tế bào miễn dịch năng động hơn. Điều này cho phép chúng di chuyển tốt hơn thông qua các mạch, đến được vị trí nhiễm trùng. Như vậy, sốt được biết là giúp tăng sức mạnh cho các tế bào miễn dịch của chúng ta.

Giáo sư JianFeng Chen ở Viện sinh hóa và sinh học tế bào Thượng Hải (SIBCB) giải thích rằng thật tốt khi sốt có thể thúc đẩy lưu thông tế bào lympho đến vị trí nhiễm trùng, vì vậy, sẽ có nhiều tế bào miễn dịch ở vùng bị nhiễm để loại bỏ mầm bệnh nhanh hơn.

Thông thường, để đến được ổ lây nhiễm, các tế bào bạch cầu cần phải gắn vào mạch và sau đó được vận chuyển qua đó đến mô bị nhiễm bệnh hoặc hạch bạch huyết. Trong quá trình này, các phân tử integrin được giải phóng trên bề mặt tế bào lympho. Các phân tử này chịu trách nhiệm gắn và kiểm soát sự di chuyển của tế bào lympho trong quá trình viêm nhiễm.

Sốt làm tăng biểu hiện protein sốc nhiệt (Hsp 90) trong các tế bào lympho T. Protein này kết hợp với “đuôi” integrin và kích hoạt nó, dẫn đến sự tích tụ của integrin trên bề mặt tế bào lympho, giúp kích hoạt đường tín hiệu dẫn đến sự di chuyển của tế bào miễn dịch. Các nhà khoa học nhận thấy protein sốc nhiệt Hsp90 chỉ có thể được tạo ra ở nhiệt độ trên 38,5 ° C.

Hơn nữa, điều này đúng với các tế bào miễn dịch khác nhau. Được biết, đường dẫn tín hiệu được phát hiện phụ thuộc vào nhiệt độ - nó chỉ được kích hoạt khi nhiệt độ cơ thể trên 38,5 ° C. Nhưng theo các nhà khoa học, có cơ sở để tin rằng không chỉ sốt, mà cả tình trạng stress cũng có thể thúc đẩy biểu hiện của protein sốc nhiệt Hsp90.