Nguồn: E.ALLOUIS/AIRBUS DS
Các nhà khoa học phát triển mẫu robot dùng cho chương trình ExoMars
Đây là một vùng giàu đất sét và khoáng chất, là kết quả của quá trình đá bị nước mài mòn và phong hóa trong một khoảng thời gian dài.
Các phương tiện chuyên dụng của Tổ chức không gian châu Âu ExoMars (European Space Agency's ExoMars) sẽ mang theo những bộ thiết bị đặc thù nhằm tìm kiếm dấu hiệu của sự sống ở vùng Oxia.
Kế hoạch sẽ bắt đầu được đưa vào thực tế từ năm 2018.
Tuy nhiên, nếu phần cứng của các máy móc thiết bị không được phát triển kịp thời thì kế hoạch sẽ bị lùi lại đến năm 2020.
Trong trường hợp đó, các nhà khoa học và kĩ sư sẽ xem xét nghiên cứu hai vùng khác trên sao Hỏa là Mawth Vallis và Aram Dorsum.
Nguồn: NASA/MOLA
Oxia Planum, đang là một vùng đất đầy hứa hẹn nhất cho những bước khai thác và nghiên cứu đầu tiên của con người trên sao Hỏa.
Địa điểm cụ thể sẽ phụ thuộc vào những kết quả phân tích tiếp theo, dựa trên những bằng chứng khoa học và các điều kiện kỹ thuật phù hợp.
Các nhà khoa học phải chắc chắn rằng các robot khai thác và nghiên cứu có thể hạ cánh an toàn lên sao Hỏa nhờ vào hệ thống dù và tên lửa đẩy hỗ trợ.
Để phù hợp với điều kiện trên, vùng đất Oxia phải có một nơi có điều kiện địa lý với độ dài khoảng 100km và rộng khoảng 15km nhằm làm bãi đáp cho các robot. Địa điểm này phải không được có các vết nứt, độ dốc không được quá lớn và đất đá không được quá to.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ giúp xác định địa điểm này bằng cách chụp ảnh vùng Oxia bằng camera có độ nét cao gắn trên Vệ tinh thăm dò bay trên quỹ đạo sao Hỏa (Mars Reconnaissance Orbiter).
Oxia Planum là vùng đất thấp nhất trong cả khu vực. Đứng trên quan điểm kỹ thuật thì đây là nơi có điều kiện tuyệt vời vì sẽ rất khó khăn cho hệ thống dù hỗ trợ khi phải hạ cánh trên một vùng đất có độ dốc quá lớn.
Nguồn: ESA/DLR/FU Berlin/NASA/MGS/MOLA
Nhằm tìm kiếm những dấu hiệu của sự sống, các robot thuộc chương trình ExoMars sẽ phải đi đến những vùng có bằng chứng về sự tồn tại của nước.
Phần thiết yếu của chương trình là robot phải thăm dò ở những nơi có điều kiện địa chất thật sự cổ đại. Đất đá ở nơi này phải có niên đại hơn 3 triệu năm tuổi.
Vùng đất Oxia Planum rất giàu đất sét và khoáng chất, chứng tỏ nơi này đã từng được hình thành bởi hoạt động của các con sông và đồng bằng châu thổ.
Còn vùng đất Mawrth Vallis chứa một lớp tích tụ đất sét dày hơn so với Oxia nhưng vị trí của nơi này lại nằm ở vĩ độ Bắc nên rất khó để các robot hạ cánh an toàn vào những chuyến bay năm 2018.
Vùng Aram Dorsum có chứa dấu tích của một hệ thống sông ngòi khá lớn. Những viên đá trầm tích nằm xung quanh các con sông cho thấy dấu vết của những trận lũ lớn đã từng xuất hiện ở nơi này.
Các robot ExoMars sẽ không đến tìm kiếm ở những vùng đặc biệt mà hiện nay các nhà khoa học cho rằng ở những nơi này tồn tại nước ở thể lỏng.
Những nơi này tồn tại các mẫu đá lâu đời nhất chỉ ra các bằng chứng về sự tồn tại của nước trong quá khứ. Đất đá cùng nguồn nước đã được hình thành từ giai đoạn rất sớm trong lịch sử phát triển của sao Hỏa. Khi đó, những điều kiện địa lý và khí hậu có thể thích hợp hơn đối với sự tồn tại của sự sống.
Nguồn: ESA
Tiến trình hoạt động của robot và vệ tinh thuộc chương trình ExoMars
Robot sẽ được trang bị hệ thống thiết bị hỗ trợ và hệ thống khoan nhằm thăm dò bề mặt của sao Hỏa.
Tiến trình này sẽ kéo dài ít nhất 7 tháng nhưng các nhà khoa học hy vọng rằng giai đoạn này sẽ lâu hơn.
Nga và Châu Âu dẫn đầu chương trình nghiên cứu nhưng Mỹ cũng sẽ tham gia.
Mỹ sẽ cung cấp thiết bị tiếp sóng viễn thông và sẽ bắt đầu được vận hành trên một con tàu vũ trụ bay xung quanh quỹ đạo sao Hỏa vào năm tới.
Vệ tinh (hình bên dưới) cũng sẽ nghiên cứu về điều kiện không khí và khí hậu của sao Hỏa.
Vệ tinh này cũng có một thiết bị hạ cánh và được thiết kế kếp hợp cùng bộ radar kiểm tra và công nghệ hướng dẫn dò đường.
Hệ thống này cũng sẽ được hạ cánh lên sao Hỏa trong giai đoạn từ năm 2019 đến 2021.
Nguồn: ESA/S.CORVAJA