Trong số rất nhiều các nhà khoa học Việt đang học tập và làm việc tại Mỹ, có không ít nhà nghiên cứu khoa học thành công và nhận được rất nhiều vinh danh quốc tế.

1. Giáo sư Toán học Đại học YaleVũ Hà Văn

Sinh năm 1970, Vũ Hà Văn hiện là Giáo sư Toán học tại Đại học Yale-Mỹ. Vũ Hà Văn có cha là nhà thơ Vũ Quần Phương và mẹ là dược sĩ Đào Thị Hường. Anh đến với các môn khoa học tựnhiên từkhi cònlà cậu học sinh trường Chu Văn An và là một Amser có tiếng.

Vũ Hà Văn đỗ Á khoa trường Đại học Bách khoa Hà Nội rồi sau đó được cấp học bổng du học Hungari, chuyên ngành Điện tử. Hơn 1 năm sau đó, anh chuyển qua học toán và tốt nghiệp Cử nhân toán năm 1994.

Vũ Hà Văn đậu bằng tiến sĩ toán học tại Đại học Yale, Hoa Kỳ năm 1998. Sau thời gian nghiên cứu hậu tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu cấp cao (IAS) Princeton và tại Ban Nghiên cứu của Microsoft, từ năm 2001 đến 2005, anh làm việc ở Đại học California tại San Diego, trong chức vụ phụ tá giáo sư, phó giáo sư rồi giáo sư (full professor).

Từ mùa thu năm 2005, anh trở thành giáo sư toán học tại Đại học Rutgers và từ năm 2011 là Giáo sư Đại học Yale (nơi anh bảo vệ luận án tiến sĩ, năm 1998). Anh cũng là giáo sư thỉnh giảng của Đại học Paris.

Dù sống ở Mỹ, Vũ Hà Văn vẫn giữ quốc tịch Việt Nam và thường xuyên đưa gia đình về nước, tham gia giảng dạy toán học tại Đại Học Quốc gia Hà Nội.

Giáo sư Toán học Vũ Hà Văn đã nhận được nhiều giải thưởng quốc tế và được giới chuyên môn đánh giá cao. Năm 2009, khi 39 tuổi, Vũ Hà Văn được Nhà nước ta công nhận là Giáo sư Toán học.

2. Giáo sư Thiên Văn họcLưu Lệ Hằng

Bà là một nhà thiên văn học người Mỹ gốc Việt sinh năm 1963. Năm 1992, sau nhiều năm tìm kiếm, bà cùng đồng nghiệp và là thầy hướng dẫn David Jewitt đã khám phá ra vành đai Kuiper với 70.000 thiên thạch, từ đó mở ra hướng đi mới trong việc giải thích và chứng minh sự hình thành Thái dương hệ.


Nhờ những nghiên cứu sau đó về vành đai Kuiper mà bà cùng đồng nghiệp đã được trao giải thưởng Kavli năm 2012 của Na Uy, được coi là Giải Nobel trong lĩnh vực thiên văn vật lý. Năm 2012, cùng với đồng nghiệp, Lưu Lệ Hằng được trao giải Shaw, được coi là giải Nobel về lĩnh vực thiên văn học.

Từ năm 1994, bà là giảng viên khoa thiên văn học tại Đại học Harvardvà hiện làm việc tại Phòng thí nghiệm Lincoln thuộcViện Công nghệ Massachusetts, một viện đại học danh tiếng khác.

Xa quê hương nhiều năm nhưng GS Lưu Lệ Hằng luôn tự hào về đất nước, con người cũng như trí tuệ Việt Nam và cho rằng với sự đầu tư cho giáo dục, với niềm đam mê và sự tự tin, người Việt Nam sẽ tiếp tục thành danh và tỏa sáng về khoa học trên thế giới. “Không bao giờ muộn cho một tình yêu. Bạn có thể bắt đầu từ bây giờ!”- GS Lưu Lệ Hằng khích lệ tuổi trẻ vươn tới những đỉnh cao.

3. Tiến sĩ Y học Phan Minh Liêm, người chuyên nghiên cứu ung thư

Chàng trai quê Khánh Hòa sinh năm 1983 là người Việt đầu tiên được 4 lần vinh danh trên bức tường danh dự của Viện Anderson, viện ung thư hàng đầu của Mỹ.

Phan Minh Liêm chọn nghiên cứu về ung thư khi còn là sinh viên tại khoa Công nghệ Sinh học, Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM. Tốt nghiệp đại học năm 2005, Phan Minh Liêm giành suất học bổng đến Mỹ với hành trang là ước mong được tìm cách giúp bệnh nhân chiến thắng căn bệnh hiểm nghèo.

Nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Liêm dẫn đầu đã phát hiện một gene có khả năng ức chế, triệt tiêu hiệu quả quá trình tạo năng lượng của khối u. Khi gene này được kích hoạt, các tế bào ung thư sẽ không lấy được dinh dưỡng hoặc sẽ lấy được dinh dưỡng nhưng không thể chuyển hóa thành năng lượng. Điều này khiến tế bào ung thư bị tiêu diệt hoặc ngưng tăng trưởng, không di căn được.

Theo các kết quả thử nghiệm ban đầu, phương pháp này hữu hiệu đối với nhiều loại ung thư, đặc biệt là các loại tế bào ung thư ác tính và di căn. Phương pháp này mở ra hướng đi mới cho điều trị trong tương lai với hy vọng có thể tấn công các tế bào ung thư một cách hiệu quả, chính xác mà không làm ảnh hưởng nhiều đến tế bào khỏe mạnh.

Từ năm 2012, Phan Minh Liêm là cầu nối góp phần đưa các giáo sư hàng đầu tại Viện Anderson-Mỹ sang Việt Nam tham gia các buổi nói chuyện, các khóa đào tạo cung cấp kiến thức mới về ung thư cho các nhà khoa học, bác sĩ, dược sĩ, sinh viên Việt, mở ra nhiều cơ hội hợp tác và đào tạo giữa hai nước.

4. Giáo sư, Tiến sĩ NguyễnThục Quyên

Giáo sư Nguyễn Thục Quyên là nữ giáo sư-tiến sĩ, bác sĩ người Mỹ gốc Việt. Bà nổi tiếng trong giới khoa học nhờ những đóng góp trong phương pháp phẫu thuật mã hóa màu. Phương pháp tác động để tế bào ung thư phát sáng do bà nghiên cứu đã giúp cho bác sĩ dễ dàng giải phẫu tách bỏ tế bào ung thư ra khỏi cơ thể. Bà cũng nghiên cứu về pin năng lượng Mặt trời bằng chất liệu nhựa dẫn điện.

Hiện bà đang tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học California tại Santa Barbara (University of California, Santa Barbara- UCSB).

Bà là một trong bốn nhà khoa học gốc Việt có tên trong danh sách những nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới do Thomson Reuters (một tổ chức theo dõi và công bố thông tin tri thức về chuyên gia nghề nghiệp toàn cầu) công bố năm 2015.

Giáo sư Nguyễn Thục Quyên sinh năm 1973 tại Buôn Mê Thuột và cùng gia đình sang Mỹ năm 1991. Năm 1997, sau khitốt nghiệp đại học, bà nộp đơn xin học cao học. Chỉ trong vòng một năm sau, bà đã có bằng cao học (thạc sĩ) ngành hóa học vật lý (1998).

Không dừng tại đó, bà quyết định học tiếp để lấy bằng Tiến sĩ. Năm cuối của chương trình Tiến sĩ, Nguyễn Thục Quyên là một trong 7 nghiên cứu sinh xuất sắc nhất được trao học bổng. Tháng 6 năm 2001, Nguyễn Thục Quyên nhận bằng Tiến sĩ cùng giải thưởng xuất sắc của phân ngành Lý- Hóa.

Năm 2004, bàlà Phó Giáo sư khoa Hóa - Sinh của trường Đại học California tại Santa Barbara ở California. Năm 2011, bà được phong hàm Giáo sư khoa học.

Giáo sư Nguyễn Thục Quyên thường xuyên về nước tham gia các hoạt động khoa học và góp phần gắn kết các nhà chuyên môn Việt-Mỹ trong nghiên cứu phục vụ cuộc sống con người.