Trang chủ Khoa học Khoa học Những khám phá khó tin về vũ trụ Theo Kiến thức 16/10/2015 18:15 Khám phá vũ trụ bao la chứa đựng nhiều bí ẩn luôn thu hút ham muốn chinh phục không ngừng của con người. Mắt ta sẽ nhìn thấy mặt trời có màu trắng chứ không phải màu vàng khi ở ngoài vũ trụ.Từ vũ trụ, chúng ta không nhìn thấy Vạn lý trường thành của Trung Quốc, nhưng ô nhiễm không khí của nước này thì hoàn toàn có thể.Chúng ta không thể huýt sao khi đang mặc bộ đồ bảo hộ phi hành gia.Trong vũ trụ, nếu Mặt trời có kích thước như một quả bóng (loại bóng hay được dùng để chơi trên bãi biển) thì sao Mộc có kích thước tương đương với một trái golf, còn Trái đất của chúng ta chỉ nhỏ như một hạt đậu.Những con gián được nuôi ngoài vũ trụ thì khỏe hơn, nhanh nhẹn hơn và có bộ cánh cứng hơn so với những con gián được nuôi ở Trái đất.Các phi hành gia trên trạm vũ trụ quốc tế tập thể dục gần 2 tiếng mỗi ngày.Năm 1963, Felicette trở thành chú mèo đầu tiên bay vào vũ trụ.Ở Trái đất, trạm vũ trụ quốc tế có trọng lượng 419 tấn, nặng hơn 11 chiếc xe đầu kéo tải đầy. Thế nhưng trong vũ trụ, trọng lượng của nó gần như bằng 0.Ngày 20/8/2015, lần đầu tiên các phi hành gia của NASA được ăn thức ăn được trồng ở trên vũ trụ.Laika, chú chó đầu tiên bay vào vũ trụ, chết vì nhiệt độ khoang lái tăng cao quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể sống.Quan hệ tình dục bị cấm trên trạm vũ trụ quốc tế ISS. Theo Kiến thức TIN LIÊN QUAN Hệ thống chỉ số tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất “Loài người rời Trái đất càng sớm càng tốt” Sắp có cơ hội quan sát mưa sao băng Orionids TIN KHÁC GS.TS Nguyễn Thị Ngọc Phượng: Thành tựu KH là để mọi người dân hưởng thụ Sắp có cơ hội quan sát mưa sao băng Orionids Ảnh 4k cực ấn tượng của sao Mộc TIN TIÊU ĐIỂM Máy gia tốc hạt nhỏ nhất thế giới 02/11 FDA chấp thuận thuốc uống điều trị COVID molnupiravir với nhiều điều kiện ràng buộc 27/12 Nuôi hàu trên giá thể vỏ xe có ảnh hưởng đến môi trường? 14/10 Bài toán đồng hóa dữ liệu và những thách thức của Việt Nam 19/03 Sự kiện Môi trường và biến đổi khí hậu Công nghệ sinh học Giải thưởng Tạ Quang Bửu 2021 Chân dung nhà khoa học Việt Công nghệ tế bào gốc: Việt Nam có gì ?