Trong ảnh là các đợt sóng xung kích do máy bay phản lực siêu thanh T-385C tạo ra được chụp lại bằng kỹ thuật chụp ảnh gọi là "ảnh schlieren". Bức ảnh được chụp bởi một chiếc máy bay khác trên bầu trời sa mạc Mojave, California, Mỹ. Đây là một trong những bức ảnh khoa học tự nhiên tuyệt đẹp năm vừa qua.
Hình ảnh khoa học ấn tượng, tuyệt đẹp về hai thiên hà gần dải ngân hà của chúng ta là Large Magellanic Cloud (vùng đen, giữa) và Small Magellanic Cloud (dưới cùng bên trái) do vệ tinh Planck của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) chụp được.
Chân dung cận cảnh của loài mọt quả bông (tên khoa học Anthonomus grandis) chỉ có kích cỡ bề ngang vài milimet được chụp phóng đại lên bằng kính hiển vi điện tử quét.
Nhiếp ảnh gia David Maitland đã chụp lại được hình ảnh vô cùng ấn tượng, phóng đại 200 lần mặt cắt mạch vận chuyển của thực vật.
Các nhà khoa học đã sử dụng laser tia X bằng điện tử tự do để chụp lại hình ảnh 3D cấu trúc của virus khổng lồ và phức tạp Acanthamoeba polyphaga mimivirus (APMV), với đường kính đến 400 nm.
Một trong những hình ảnh rõ nét đầu tiên về Diêm Vương tinh, hành tinh lùn xa xôi nhất hệ Mặt trời. Đây là hình ảnh được tàu vũ trụ New Horizons của NASA gửi về Trái đất, cho thấy bóng của Diêm Vương tinh bên trong vòng khí quyển dưới dạng phản sáng từ Mặt trời.
Kính viễn vọng cỡ đại tại Đài quan sát phía nam châu Âu ESO, Chile đã chụp được cảnh tượng khoa học thiên văn hiếm thấy đó là hình ảnh của tinh vân ESO 378-1, còn gọi là Southern Owl Nebula, là một quả cầu khí ion hóa rộng bằng 4 năm ánh sáng trong chòm sao Hydra.
Tia sét nhân tạo được "máy sét" tạo ra. Một thử nghiệm có tính đột phá cao của các nhà khoa học tại Đại học Florida, Mỹ.
Bản đồ 3D chi tiết hé lộ vị trí vi khuẩn và hóa chất trên các vùng da của con người. Theo đó, cơ thể người thực sự giống như vũ hội tập trung của các loài vi khuẩn và vi sinh vật.
Cảnh tượng đàn kền kền ăn xác thối đang rỉa xác ngựa vằn tại vùng đồng bằng Serengeti ở châu Phi được ghi lại thông qua một camera siêu nhỏ gắn trong xác động vật.
Hình ảnh có độ phân giải cao do tàu không gian Mars Reconnaissance Orbiter gửi về Trái đất cho thấy những dấu vết của muối phát lộ trải dài vài trăm mét (vệt rãnh sẫm màu trong ảnh) dẫn đến kết luận của các nhà khoa học NASA, họ tuyên bố nước mặn có khả năng chảy trên bề mặt sao Hỏa trong suốt mùa hè.
Cột khói tro bụi khổng lồ cao đến 16km ở do núi lửa Calbuco ở miền nam Chile phun trào vào ngày 22/4/2015.
Cảnh tượng chim tu-căng, tên khoa học là Ramphastos sulfuratus bị mắc kẹt trong bẫy lưới được chụp bởi nhiếp ảnh gia Todd Forsgren.