Thiên thạch khổng lồ WF9 dự kiến sẽ rơi xuống Trái Đất vào tháng 25/2 tới.
Thiên thạch WF9 rơi xuống là sự kiện được quan tâm nhiều nhất những ngày gần đây. Theo công bố của cơ quan không gian Mỹ NASA, thiên thạch khổng lồ này sẽ tiếp cận với Trái Đất ở khoảng cách khoảng 51 nghìn km, có thể quan sát rõ nhất vào ngày 25/2 ở nước Anh.
Theo tính toán của các nhà thiên văn học, tiểu hành tinh đã đi qua vàichục triệu km cách xa trái đất.
Theo các nhà nghiên cứu, tiểu hành tinh có thể gây ra một cơn sóng thần khổng lồ nếu nó rơi vào đại dương trên thế giới. Nhưng nếu nó rơi vào đất liền thì không ai trong số các cư dân của khu vực này có thể sống sót.
Liên quan đến sự kiện này, một chuyên gia NASA đã đưa ra cảnh báo, con người chưa sẵn sàng chuẩn bị cho một thảm họa va chạm thiên thạch dù khả năng này trên thực tế rất khó có thể xảy ra.
Theo Daily Mail, hy vọng khả dĩ nhất của nhân loại là chế tạo loại tên lửa đánh chặn thiên thạch và cất giữ kho tên lửa này để sử dụng ở thời điểm thích hợp.
Trong quá khứ, vài ngôi sao chổi đã từng tiếp cận rất gần Trái đất. Năm 1996, một ngôi sao chổi gần như đã va chạm với Trái đất, nhưng may mắn là nó tiếp cận sao Mộc. Năm 2014, cũng có một ngôi sao chổi lướt qua Trái đất ở khoảng cách cực gần.
Khi các chuyên gia phát hiện sao chổi thì đó cũng là thời điểm “quá muộn” để phóng tên lửa đánh chặn hay làm chệch quỹ đạo.
"Nếu nhìn vào lịch trình phóng tên lửa vũ trụ, bạn sẽ thấy để xây dựng và phóng được một quả tên lửa đáng tin cậy cần đến 5 năm. Trong khi chúng ta chỉ có tối đa 22 tháng báo trước về mối nguy hiểm tiềm tàng".
Đáp lại lời cảnh báo, Nhà Trắng đã cho ra một bản báo cáo dài 25 trang có tên gọi “Chiến lược chuẩn bị quốc gia trong trường hợp thiên thạch tiến gần đến Trái Đất”.
Tài liệu này nêu rõ chi tiết các bước chuẩn bị cho một thảm họa khi một vật ở ngoài vũ trụ (NEO), đặc biệt khẩn cấp nhất là WF9.
Trong báo cáo nêu ra 7 mục tiêu chiến lược, bao gồm nâng cao khả năng phát hiện NEO, chuyên sâu việc dựng hình và phán đoán đường đi chuyển động của NEO, phát triển các phương pháp nhằm làm NEO chệch hướng, phát triển những quá trình khẩn cấp trong trường hợp bị ảnh hưởng, thiết lập kế hoạch phản ứng kịp thời và quá trình khôi phục, ủng hộ việc hợp tác đa quốc gia để phòng tránh hậu quả khôn lường của NEO cũng như tăng cường sự hợp tác liên lạc giữa các cơ quan chính phủ Mỹ.