Những cái tên xuất chúng Anthony Bourdain, Kate Spade, Alexander McQueen, Ernest Hemingway, Alan Turing hay Vincent van Gogh, ... chỉ là một phần rất nhỏ trong danh sách người nổi tiếng tự kết liễu đời mình.
Với những người không nổi tiếng, con số này còn lớn hơn nhiều, khi mà cứ 40 giây trên thế giới lại có một người tự tử (trung bình 800,000 người/năm), khiến tự sát là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 10 tại Mỹ. Nhưng nguyên do nào khiến con người tự tìm đến cái chết?
Trong cuốn sáchSuicidal: Why We Kill Ourselves?(Tạm dịch:Tại sao chúng ta tự sát?), tác giả kiêm nhà tâm lý học nổi tiếng Jesse Bering (Đại học Otago, New Zealand) đã viết :"Những vấn đề khiến con người đi đến quyết định tự tử là không giống nhau bởi DNA của mỗi người sẽ chứa (thông tin về) các chuỗi sự kiện của riêng họ".
Bering đã đưa ra một danh sách ngắn, bao gồm những tên tuổi nổi tiếng đã tự sát, có Anthony Bourdain (age 61). Kate Spade (55). Robin Williams (63). Aaron Swartz (26). Junior Seau (43). Alexander McQueen (40). Hunter S. Thompson (67). Kurt Cobain (27). Sylvia Plath (30). Ernest Hemingway (61). Alan Turing (41). Virginia Woolf (59). Vincent van Gogh (37). Những cái tên trong danh sách này đều có các yếu tố đa dạng về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp và tính cách khác nhau.
Dù chứng trầm cảm thường được chỉ ra là nguyên nhân trong nhiều vụ tự tử, nhưng hầu hết những bệnh nhân trầm cảm không đi đến quyết định tự sát (chỉ có 5% người trầm cảm tự sát) và không phải ai cũng tự sát do mắc trầm cảm. 43% các hành vi tự tử trong cộng đồng chịu ảnh hưởng củ các yếu tố di truyền, và 57% còn lại là do các yếu tố môi trường.
Với một số người có xu hướng bẩm sinh dễ nghĩ đến tự sát, một chuỗi những tác động tiêu cực đến ý chí sống từ môi trường bên ngoài có thể là nguyên nhân khiến người đó tìm các giải thoát cho mình bằng cái chết.
Bering đã chỉ ra hai ví dụ, là một thanh niên đồng tính bị cô lập sống trong "một thị trấn nhỏ, bảo thủ ở Trung Âu" và một người thất nghiệp dù đang ở đỉnh cao học vấn. Tuy nhiên, yếu tố thực sự khiến họ quyết định tự tử không phải do bi kịch của bản thân, mà là do những người xung quanh. Các vấn đề xã hội - đặc biệt là lo lắng quá mức về cách người khác nghĩ khi biết được khó khăn bản thân sẽ là một đòn giáng chí tử với những người trong hoàn cảnh như hai ví dụ trên.
Tuy nhiên, tự tử, cũng như phần lớn hành vi của con người, đều do nhiều nguyên nhân cấu thành và khó có thể chỉ ra và dự đoán tác nhân mạnh mẽ nhất là từ bên trong hay bên ngoài. Bởi lẽ chính bản thân con người cũng không thể nhận biết được vào các trạng thái nhận thức nội tại trong chính chúng ta, hay chính là quy trình hoạt động hóa học thần kinh diễn ra trong não bộ. Do đó, các quy trình bên trong sẽ được quy về ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài. Nói cách khác, chính những người từng có ý nghĩ tự tử cũng không thể hiểu tại sao, khi nào họ sẽ thực sự tìm đến cái chết.
Nghiên cứu của bác sĩ thần kinh Ralph Lewis (ĐH Toronto, Canada) đã củng cố thêm cho luận cứ trên. Qua quá trình làm việc với những bệnh nhân ung thư và các bệnh nhân gần kề cái chết, bác sĩ đã rút ra kết luận sau: Nhiều bệnh nhân cảm thấy buồn chán vì bệnh tật sẽ cho rằng nguyên nhân là do những day dứt về ý nghĩa của cuộc sống hay các sự kiện có liên quan đến sự sống còn. Nhưng thực chất, đó chỉ là tưởng tượng của họ, còn không ai có thể hiểu được lý do thực sự là gì. Lewis đã phát hiện nhiều ca bệnh nhân thoát khỏi tâm trạng chán nản nhờ tác dụng của thuốc chống suy nhược đến hoạt động của hệ thần kinh.
Ở mức độ căn bản, con người thường hiểu nhầm những vấn đề tinh thần của bản thân là do tác nhân bên ngoài, ví dụ như lời nói của người khác, gây ra nhưng tác nhân thực sự có thể chỉ là do chúng ta đói hoặc mệt. Những bệnh nhân qua khỏi ý nghĩ tự tử mà Lewis từng tư vấn đều không biết điều gì đã xảy ra với bản thân khi họ nảy ra ý định tự tử. Họ có thể đưa ra những lý do rất thuyết phục tại sao cuộc đời mình không còn đáng sống nữa. Nhưng một vài tháng sau, nhờ thuốc chống suy nhược hoặc thay đổi trong cuộc sống, suy nghĩ, tình hình đã chuyển biến rõ rệt. Chính vì vậy, việc phát hiện và ngăn chặn tự tử là vô cùng quan trọng.