Một nghiên cứu mới của NASA cho biết Trạm vũ trụ quốc tế có chứa rất nhiều vi khuẩn có thể gây kích ứng hoặc viêm da cho các phi hành gia.
Nghiên cứu mới của NASA cho thấy, Trạm vũ trụ quốc tế chứa rất nhiều vi khuẩn.
Các loại vi khuẩn này là vô hại khi sống tại môi trường Trái đất nhưng hiện tại chúng lại đang “bùng nổ” trên trạm vũ trụ. Có vẻ như các con vi khuẩn đã xem môi trường độc đáo không trọng lực, bức xạ không gian, lượng carbon dioxyde cao trở thành ngôi nhà mới tuyệt vời của chúng. Trạm vũ trụ của NASA cách Trái đất 1.197.354km, đã hoạt động được 15 năm.
Kết quả phân tích ban đầu từ các mẫu vật thu thập được bởi vệ tinh nhân tạo cho thấy, Actinobacteria – một loại vi khuẩn “gắn” với da người chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các loài vi khuẩn tồn tại trên trạm vũ trụ.
Actinobacteria - một loài vi khuẩn gây hại cho da người chiếm đa số trong các loài vi khuẩn được tìm thấy.
Hai nhóm tác nhân gây ra bệnh “cơ hội” do nhiễm trùng cũng được tìm thấy sau khi các nhà khoa học tiến hành phân tích bụi từ trạm vũ trụ. Tuy nhiên, hiện tại họ vẫn chưa xác định chính xác được tính độc hại của các tác nhân gây bệnh trong môi trường khép kín cũng như nguy cơ gây bệnh là bao nhiêu đối với phi hành gia.
Những phát hiện này có thể đưa đến một chế độ làm sạch nghiêm ngặt hơn, và trở thành bài học có ý nghĩa quan trọng cho hành trình chinh phục sao Hỏa trong tương lai gần.
Tiến sĩ vi sinh vật cao cấp Kasthuri Venkateswaran cho biết hiểu được bản chất của các loài vi khuẩn này là chìa khóa quan trọng để bảo vệ sức khỏe của các phi hành gia cũng như bảo trì những thiết bị trên con tàu.
Các nhà khoa học từ phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA đã sử dụng công nghệ DNA mới nhất để xác định nhanh chóng, chính xác chủng loại các loài vi khuẩn trên trạm vũ trụ, từ đó chỉ ra nguy cơ các loại bệnh mà phi hành gia có thể mắc phải.
Họ cũng đã thu thập các mẫu bộ lọc không khí và túi hút chân không của bụi từ con tàu, đem so sánh nó với “phòng sạch” – phòng vô trùng nơi giảm ô nhiễm của thiết bị gửi từ Trái đất vào không gian.
Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Microbiome phân tích các mẫu vi sinh vật rồi sau đó nhuộm các tế bào của chúng với thuốc nhuộm để xác định chúng còn sống hay đã chết.
Theo Đời sống Pháp luật