Sự thay đổi này mặc dù mang lại lợi ích ngắn hạn nhưng lại có thể đe dọa toàn bộ hệ sinh thái sau này.

Biến đổi khí hậu khiến cây lớn nhanh hơn. Sự thay đổi này mặc dù mang lại lợi ích ngắn hạn nhưng lại có thể đe dọa toàn bộ hệ sinh thái sau này.

Mặt tốt của biến đổi khí hậu: thực vật đang phát triển nhanh đến bất ngờ? - Ảnh 1.

Biến đổi khí hậu ít khi xuất hiện dưới dạng tin tốt. Từ thảm họa thiên nhiên đến sự tuyệt chủng hàng loạt, ảnh hưởng của nó thực sự đáng sợ.

Nhưng có lẽ, có một lĩnh vực mà nó có thể có tác động tích cực. Và đó là sự phát triển của cây. Một nghiên cứu mới cho thấy, cây thông Dahurian trong các khu rừng phía bắc của Trung Quốc đã phát triển nhiều hơn từ năm 2005 đến 2014 so với 40 năm trước.

Thúc đẩy sự tăng trưởng của sinh vật ...

Các nghiên cứu về vòng sinh trưởng của cây cũng cho thấy những cây lâu đời nhất có sự tăng trưởng rõ rệt. Cụ thể, một cây già hơn 400 năm, tăng số vòng sinh trưởng nhanh hơn 80% trong 10 năm so với 300 năm qua.

Trong khi đó, những cây từ 250 đến 300 tuổi tăng tốc độ thêm 35% trong 10 năm, và cây dưới 250 tuổi tăng thêm từ 11 đến 13%.

Sự tăng trưởng này được cho là do nhiệt độ đất ấm hơn, tốt cho cây trong thời gian ngắn, nhưng lại có thể phá hủy rừng trong thời gian dài. Thể tích của tầng đất đóng băng vĩnh cửu đang dần thu hẹp lại, cho phép rễ cây mở rộng và hút thêm chất dinh dưỡng, dẫn đến sự phát triển nhanh của chúng.

... nhưng lại đe dọa tới hệ sinh thái

Nếu biến đổi khí hậu tiếp diễn, tầng đất đóng băng vĩnh cửu cuối cùng có thể xuống cấp đến mức không còn có thể giữ vững gốc cây. Điều này sẽ đe dọa toàn bộ hệ sinh thái.

Xianliang Zhang, nhà sinh thái học tại Đại học Nông nghiệp Thẩm Dương, Trung Quốc, đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu mới này cho biết: "Sự biến mất của cây thông rụng lá sẽ gây thảm họa đến hệ sinh thái rừng ở khu vực này.”

Mặt tốt của biến đổi khí hậu: thực vật đang phát triển nhanh đến bất ngờ? - Ảnh 2.

Biến đổi khí hậu làm cây cối nở rộ hoa sớm hơn bình thường ở rừng nhiệt đới tại Đảo Barro Colorado của Panama

Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết cho rằng những cây lâu đời nhất có sự tăng trưởng mạnh nhất vì chúng có hệ thống rễ phát triển hơn có thể hút nhiều chất dinh dưỡng trong thời gian ngắn.

Erika Wise, phó giáo sư địa lý tại Đại học Bắc Carolina, người không tham gia vào nghiên cứu mới này, nói: “Lập luận của họ về lý do tại sao cây có thể hưởng lợi từ việc nhiệt độ mặt đất cao trong mùa đông rất logic. Băng mùa xuân tan sớm thực sự có thể giúp cây phát triển sớm hơn.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Địa vật lý của AGU: Khoa học sinh học.

Nguồn:interestingengineering.com