Chỉ quan sát bằng mắt thường, các nhà thiên văn ở Ai Cập cổ đại đã phát hiện ra "biến tinh" Algol từ 3.200 năm trước và dựa vào chu kỳ sáng của nó để đánh dấu ngày lành.

sao-quy-bao-hieu-ngay-lanh-trong-lich-ai-cap-co

Sao quỷ Algol thay đổi độ sáng theo chu kỳ. Ảnh: Mark A. Garlick.

Theo Science Alert, Algol là hệ thống sao cách Trái Đất 92,25 năm ánh sáng. Hệ thống này gồm ba ngôi sao: Beta Persei Aa1, Aa2 và Ab. Ba ngôi sao này chuyển động quanh một trục. Độ sáng của chúng thay đổi khi nhìn từ Trái Đất. Các nhà nghiên cứu cứu thuộc Đại học Helsinki ở Phần Lan cho biết, sự chuyển động của chòm sao Algol có mối liên hệ chặt chẽ với lịch Cairo của người Ai Cập cổ đại.

Bằng cách áp dụng phương pháp phân tích thống kê chu kỳ trên lịch Cairo, các nhà nghiên cứu khẳng định chu kỳ 2,867 ngày của Algol trùng khớp với hoạt động của thần Horus. Điều này cho thấy người Ai Cập cổ đại nhận thức rõ về chòm sao này cũng như chu kỳ hoạt động của nó. Phát hiện được công bố trên tạp chí PLOS One hôm 17/12.

sao-quy-bao-hieu-ngay-lanh-trong-lich-ai-cap-co-1

Lịch Caro viết trên giấy papyrus của người Ai Cập cổ đại. Ảnh: Lauri Jetsu.

Lịch Cairo biểu thị tất cả các ngày lễ tôn giáo, các câu chuyện thần thoại, các ngày tốt, xấu, dự báo thời tiết và cả những lời cảnh báo cho người Ai Cập. Thời kỳ sáng nhất của Algol và Mặ Trăng tương ứng với những ngày lành trong lịch.

Thường được biết đến với tên gọi Sao quỷ, Algol là một trong số những biến tinh nổi tiếng nhất và nhiều khả năng đây là ngôi sao đầu tiên được phát hiện. Algol chính thức được công bố vào năm 1669 nhưng nghiên cứu mới chỉ ra ngôi sao này đã xuất hiện trên lịch Cairo từ khoảng năm 1244 - 1163 trước Công nguyên.