Theo thống kê chưa đầy đủ, từ năm 2013 đến nay, đã có 19 tỉnh áp dụng cấy lúa hiệu ứng hàng biên, với trên 10 vạn hộ..


Theo phản ánh từ các địa phương, chưa trường hợp nào than phiền rằng công nghệ này có vấn đề, tất cả đều khẳng định là dễ làm, dễ mở rộng, hiệu quả rõ rệt. Nơi kém nhất cũng tăng năng suất từ 10-15%, đa số bà con cho biết tăng 15-20% dù chưa thực hiện chính xác theo hướng dẫn của tác giả; đem lại thặng dư từ 12-17 triệu đồng/ha - cao gấp 4-5,5 lần so với các phương pháp cấy cũ, thậm chí là so với công nghệ SRI tiên tiến nhất hiện nay.

Từ thực tế đó, mới đây tôi đã đề nghị Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa phương pháp này vào kế hoạch đổi mới công nghệ trồng lúa trên phạm vi cả nước, theo tầm của đề tài trọng điểm nông nghiệp quốc gia; ưu tiên triển khai tại 60 huyện nghèo để nhanh chóng xóa đói giảm nghèo cho nông dân ở đó; ứng dụng cho tất cả các tỉnh, các huyện trọng điểm về lúa.

Tôi cũng đề nghị Nhà nước cấp kinh phí nghiên cứu chế tạo máy gieo cấy thông minh thay thế các kiểu máy hiện có đã lạc hậu, phục vụ các vùng trồng lúa theo cánh đồng mẫu lớn hoặc doanh nghiệp trồng lúa sạch.