Có khả năng tồn tại sau các tai nạn, hộp đen chứa đựng tất cả các hoạt động trên một chuyến bay, giúp hình dung lại điều gì đã xảy ra trước khi máy bay gặp nạn.

Thông thường, mỗi máy bay chở khách được trang bị hai hộp đen ghi âm buồng lái và lưu trữ dữ liệu chuyến bay.

Lớp vỏ bọc của hộp đen này rất chắc chắn. Hộp đen được thiết kế đặc biệt giúp nó chịu được va đập (3.400 Gs), sức ép 227kg/6,5cm2, nhiệt độ 1.100 độ C.

Thậm chí, nếu bị chìm xuống đáy biển, lớp vỏ của hộp đen có đủ khả năng bảo vệ dữ liệu bên trong tới 2 năm ở độ sâu 3km. Trong trường hợp, lớp vỏ này bị méo mó do ngoại lực tác động, các thiết bị điện tử bên trong hộp đen vẫn được bảo vệ nguyên vẹn.

Hộp đen được sơn màu cam để dễ dàng cho việc phát hiện. Ảnh Internet
Hộp đen được sơn màu cam để dễ dàng cho việc phát hiện. Ảnh Internet

Để dễ dàng cho việc tìm kiếm, mắt thần cho phép hộp đen phát hiện nó đang bị ngập nước đồng thời kích hoạt hệ thống định vị, giúp các phương tiện tìm kiếm chuyên dụng tìm ra vị trí của nó. Bộ phát tín hiệu tạo ra những âm thanh khiến thiết bị dò âm dễ dàng phát hiện hộp đen.

Hộp đen ghi âm buồng lái là bằng chứng rất quan trọng sau mỗi vụ tai nạn. Nó ghi lại mọi âm thanh trong khoang lái máy bay suốt 25 giờ. Các kỹ thuật viên sẽ xem xét từng chi tiết nhỏ nhất của thiết bị lưu trữ này nhằm phát hiện những âm thanh bất thường như tiếng mở cửa, tiếng ghế di chuyển, tiếng nổ… trong khoang lái.

Hộp đen không chỉ dùng trên máy bay mà còn được sử dụng phổ biến trên nhiều phương tiện khác như tàu lửa, xe ô tô…