Vào thời kỳ hình thành hệ Mặt Trời, vũ trụ từng tồn tại một hành tinh khí khổng lồ nhưng đã bị sao Mộc "hất tung" ra khỏi hệ Mặt Trời trong một vụ va chạm lớn.

Các nhà thiên văn học đến từ đại học Toronto, Canada đã phát hiện ra dấu hiệu một vụ va chạm lớn giữa sao Mộc và một hành tinh khác. Có thể vụ "chám trán" khoảng 4 tỷ năm trước này đã khiến hành tinh kia bị "đá văng" ra khỏi hệ Mặt Trời, theo Dailymail.

Năm 2011, các nhà khoa học đã nghĩ rằng, vào thời kỳ hình thành hệ Mặt Trời từng có một hành tinh khí khổng lồ thứ năm quay quanh Mặt Trời. Tuy nhiên, đến bây giờ, mọi người vẫn không biết nó bị đẩy ra ngoài như thế nào.

Sao Mộc và các vệ tinh xung quanh
Sao Mộc và các vệ tinh xung quanh

Nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu nghi ngờ sao Thổ và sao Mộc là hai đối tượng liên quan đến vụ "đối đầu" này. Nhưng hôm nay, Ryan Cloutier, một nghiên cứu sinh đến từ đại học Toronto và các nhà thiên văn nói rằng, họ đã có bằng chứng xác nhận sao Mộc chính là nhân vật chính trong phát hiện này.

Sự đào thải hành tinh là kết quả của một cuộc "đối đầu các hành tinh gần nhau", trong đó một trong hai đối tượng có gia tốc lớn đến nỗi bứt phá khỏi lực hút của Mặt Trời. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đó cho rằng các hành tinh khổng lồ trong quá trình đẩy một hành tinh khác sẽ văng ra những phần tử nhỏ bé xung quanh. Những phần tử này chính là các vệ tinh và mặt trăng của hành tính đó.