Đào tạo nhân lực là mấu chốtViệt Nam đang chuẩn bị để khởi công xây dựng nhà máy ĐHN đầu tiên tại Ninh Thuận. Việc đào tạo nguồn nhân lực - nhất là các chuyên gia về an toàn hạt nhân - là ưu tiên hàng đầu.
Trong cuộc gặp tháng 3/2012 tại Hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân Seoul (Hàn Quốc), nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông François Fillon – nguyên Thủ tướng Pháp đã nhất trí tăng cường hơn nữa quan hệ hai nước trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử - trong đó ưu tiên về đào tạo và an toàn.
Triển khai lộ trình hỗ trợ đào tạo của Chính phủ Pháp, tại buổi làm việc với Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ - ông Nguyễn Quân - vào tháng 2/2012, ông Marc Ponchet - Phó Giám đốc Cơ quan hạt nhân quốc tế Pháp - đã nói về ý tưởng xây dựng các cơ sở đào tạo tại Việt Nam, cũng như hợp tác đào tạo các giảng viên lĩnh vực ĐHN.
Nhu cầu đào tạo nhân lực ĐHN của Việt Nam khá đa dạng, từ chuyên gia xây dựng hệ thống văn bản pháp quy, cán bộ hỗ trợ kỹ thuật cho cơ quan pháp quy, cán bộ quản lý đến chuyên gia, kỹ sư vận hành các nhà máy ĐHN.
Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam từ cuối tháng 2/2016 đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác đào tạo nhân lực ĐHN với Viện quốc tế về năng lượng hạt nhân Pháp. “Đây là chương trình quy mô lớn bao gồm cả đào tạo, nghiên cứu, xây dựng, vận hành nhà máy ĐHN” - ông Yves Fanjas - Giám đốc Viện quốc tế về năng lượng hạt nhân Pháp - cho biết trong lần đến Việt tháng 4 để bàn việc với lãnh đạo Trung tâm Thông tin năng lượng nguyên tử (ICONE).
Ông Yves Fanjas - Giám đốc Viện quốc tế về năng lượng hạt nhân Pháp - khẳng định giáo dục và đào tạo là chìa khóa để đảm bảo an toàn điên hạt nhân trong buổi làm việc tại Việt Nam nhằm tìm kiếm sự hợp tác chặt chẽ hơn trong công tác đào tạo nhân lực điện hạt nhân của Việt Nam.
Sẽ có 4 trường đại học đào tạo chuyên sâu về điện hạt nhânỞ Việt Nam, có 3 trường đại học tập trung đào tạo chuyên sâu lĩnh vực năng lượng nguyên tử là Đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Đà Lạt. Thời gian tới, phía Pháp cũng sẽ hợp tác với Đại học Điện lực để đào tạo nhân lực ĐHN.
Nước Pháp có kinh nghiệm trong việc đào tạo nhân lực ĐHN, có trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác đào tạo cũng như xây dựng nhà máy ĐHN. Ông L. Turpin - Giám đốc Cơ quan hạt nhân Pháp quốc tế (AFNI) khẳng định: “Những kinh nghiệm về ĐHN của Pháp sẽ mang lại hiệu quả cao nếu được Việt Nam áp dụng”.
Theo Ban Quản lý dự án điện hạt nhân Ninh Thuận (EVNNPB), nhu cầu nhân sự cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận I rất lớn. Theo đó, đến năm 2022, số lượng nhân sự cần thiết cho hai nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận I và II là 2.400 người (mỗi nhà máy là 1.100 người). Trong đó, yêu cầu về trình độ đại học là 884 người, cao đẳng nghề là 922 người, lao động phổ thông là 394 người. Số nhân lực trên được phân theo các ngành: Điện hạt nhân là 420 người, an toàn hạt nhân và kỹ thuật hóa là 140 người, còn lại 320 người cho các ngành nghề khác.
Việc đào tạo nhân lực lĩnh vực năng lượng nguyên tử nói chung, ĐHN nói riêng, đang nhận được sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ngành Việt Nam, bởi đây là vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế của đất nước.
PGS-TS Hà Mạnh Thư - Giám đốc ICONE - cho biết ban chỉ đạo quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử cũng đã giao 3 trường đại học tập trung đào tạo chuyên sâu lĩnh vực năng lượng nguyên tử là: Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Đà Lạt.
Các trường đại học khác sẽ tổ chức tuyển sinh, đào tạo các chuyên ngành đã được phân công theo quy hoạch của đề án 1558 về “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2010.
Cùng với đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với các bộ liên quan và Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai các chương trình đào tạo nhân lực để phục vụ các dự án ĐHN.
Tuy nhiên, do “tiềm lực và kinh nghiệm trong phát triển ĐHN còn hạn chế nên cùng với sự tăng cường đầu tư của Nhà nước, hợp tác quốc tế đóng vai trò quan trọng, đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển ĐHN của nước ta” - PGS Hà Mạnh Thư nói.