Phòng thí nghiệm biển Bodega thuộc Đại học California, Mỹ đã kiểm tra những mẩu nhựa mà lũ chim đã nuốt và phát hiện một cái bẫy cảm giác: Nhựa trong đại dương được bao bọc bởi lớp tảo biển giải phóng chất sulfide dimethyl (DMS) có mùi giống mùi thức ăn của một số loài chim biển.
Lindsay Young - nhà sinh học nghiên cứu động vật hoang dã ở Honolulu (Hawaii, Mỹ), Giám đốc điều hành Cơ quan Bảo tồn vành đai Thái Bình Dương (Pacific Rim Conservation) - cho biết: “Trước đây, chúng tôi cho rằng những con chim tình cờ nuốt phải nhựa. Đây là nghiên cứu duy nhất xem xét lý do tại sao các loài chim biển lại nuốt nhựa”.
Những con chim biển bị đánh lừa bởi hương vị của nhựa. Ảnh: Nationalgeographic
Gabrielle Nevitt - người đứng đầu phòng thí nghiệm biển Bodega - cho biết: “Giống như sự đánh hơi của loài chó, trên đại dương, chim biển tìm kiếm thức ăn dựa trên cảm giác về mùi”; nhưng thay vì chỉ ăn động vật phù du, một số loài chim biển đang bị lừa ăn mảnh nhựa. Quá trình sóng biển hất lên và xoáy những mảnh nhựa làm cho lớp tảo phủ ngoài vỡ ra, giải phóng chất DMS, tạo ra mùi hương quen thuộc của thức ăn.
“Bản thân chim biển không thích ăn nhựa và cũng giống như con người, có rất nhiều đồ ăn vặt không chứa chất dinh dưỡng nhưng lại có các hóa chất tạo mùi hấp dẫn” - Nevitt nói.
Nghiên cứu này chỉ ra một giải pháp giúp chim biển, đó là tạo ra chất làm thay đổi bề mặt của nhựa khiến tảo không thể dễ dàng phát triển ở đó.
Phòng thí nghiệm biển Bodega thuộc Đại học California, Mỹ đã kiểm tra những mẩu nhựa mà lũ chim đã nuốt và phát hiện một cái bẫy cảm giác: Nhựa trong đại dương được bao bọc bởi lớp tảo biển giải phóng chất sulfide dimethyl (DMS) có mùi giống mùi thức ăn của một số loài chim biển.
Lindsay Young - nhà sinh học nghiên cứu động vật hoang dã ở Honolulu (Hawaii, Mỹ), Giám đốc điều hành Cơ quan Bảo tồn vành đai Thái Bình Dương (Pacific Rim Conservation) - cho biết: “Trước đây, chúng tôi cho rằng những con chim tình cờ nuốt phải nhựa. Đây là nghiên cứu duy nhất xem xét lý do tại sao các loài chim biển lại nuốt nhựa”.
Gabrielle Nevitt - người đứng đầu phòng thí nghiệm biển Bodega - cho biết: “Giống như sự đánh hơi của loài chó, trên đại dương, chim biển tìm kiếm thức ăn dựa trên cảm giác về mùi”; nhưng thay vì chỉ ăn động vật phù du, một số loài chim biển đang bị lừa ăn mảnh nhựa. Quá trình sóng biển hất lên và xoáy những mảnh nhựa làm cho lớp tảo phủ ngoài vỡ ra, giải phóng chất DMS, tạo ra mùi hương quen thuộc của thức ăn.
“Bản thân chim biển không thích ăn nhựa và cũng giống như con người, có rất nhiều đồ ăn vặt không chứa chất dinh dưỡng nhưng lại có các hóa chất tạo mùi hấp dẫn” - Nevitt nói.
Nghiên cứu này chỉ ra một giải pháp giúp chim biển, đó là tạo ra chất làm thay đổi bề mặt của nhựa khiến tảo không thể dễ dàng phát triển ở đó.