Để trả lời cho câu hỏi này, nhà khoa học Charles Paxton thuộc Đại học St.Andrews, Scotland đã chỉ ra 5 cách để ước lượng độ dài của mực.
Theo các câu chuyện truyền miệng, mực khổng lồ có thể dài từ 30-50 m, không tính tới chiều dài của các tua. Tuy nhiên, con số này là không chính xác và nói quá.
Chiều dài tối đa của mực khổng lồ, dựa trên tốc độ phát triển của loài, cũng không phải là phương pháp tính chính xác do đến giờ chúng ta vẫn không nắm được tốc độ phát triển của chúng.
Một vài nhà khoa học cố tính toán độ dài của loài này dựa vào những vết sẹo tìm thấy trên người cá voi nhưng họ lại không biết chính xác khi cá voi lớn, kích thước sẹo có thay đổi thế nào. Do vậy phương pháp này cũng tỏ ra không hiệu quả.
Việc đo chiều dài trực tiếp trên thi thể của mực được coi là một việc khả thi, ngoại trừ 2 chiếc tua dài nhất có thể bị thay đổi kích thước khi mực chết.
Phương pháp cuối cùng được Paxton đưa ra là ước lượng kích thước của mực dựa vào kích cỡ của phần cứng trên cơ thể mực.
Bằng cách kết hợp đo chiều dài trực tiếp và ước lượng dựa trên kích cỡ phần cứng, Paxton cho rằng chiều dài lớn nhất của một con mực khổng lồ là khoảng 20m.(bao gồm cả chiều dài của tua mực).
Theo Craig McCain, thuộc Đại học Duke, Mỹ và đồng nghiệp, không ai biết giới hạn kích cỡ của mực khổng lồ. “Nhu cầu trao đổi chất có thể khiến mực trở nên to lớn hơn so với kích thước thực mà ta thấy khi nó dạt vào bờ”- ông nói.
Ông này cũng cho rằng: “Nhiều cá thể mực khổng lồ có thể đạt được kích cỡ ngoại hạng vì phải chịu khiếm khuyết về gen hoặc trong quá trình phát triển, và nếu thế những cá thể này không thể được coi là cá thể đại diện loài”.
Tấn An (Theo SN)