Tuy nhiên, các nghiên cứu tại Việt Nam cho đến nay vẫn chưa tìm thấy trường hợp bệnh nhân mắc ung thư phổi hay ung thư trung biểu mô do amiang trắng.
PGS. TSKH Bạch Ðình Thiên (Viện trưởng Viện nghiên cứu và ứng dụng Vật liệu Xây dựng Nhiệt đới) cho biết, hiện nay, amiang nâu và xanh đã bị cấm sử dụng hoàn toàn dưới mọi hình thức trên toàn thế giới và các nghiên cứu khoa học chưa tìm thấy bằng chứng bệnh tật do amiang trắng gây ra.
Amiang trắng không phải là câu chuyện của riêng Việt Nam khi nhiều nước trên thế giới cũng đang khai thác và sử dụng amiang trắng có kiểm soát. Ông Andray Kholzakov, thị trưởng thành phố Asbest thuộc Liên Bang Nga, nơi có mỏ amiang trắng lớn nhất thế giới được khai thác từ hơn 125 năm qua, cho biết thành phố chỉ khai thác amiang trắng. Nhiều năm qua, các cơ quan quản lý nhà nước Nga vẫn luôn nỗ lực xây dựng và thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khoẻ người lao động và bảo vệ môi trường.
Cách thành phố Asbest không xa là vùng mỏ amiang trắng rộng lớn. Ông Vladimir Kotrelaev, Phó Tổng Giám đốc Liên hợp Urasbest, thành phố Asbest (Liên Bang Nga) cho biết, so với những năm 70, điều kiện không khí tại thành phố này ngày càng được cải thiện, nồng độ bụi sợi trong không khí tại nơi làm việc giảm xuống 5 lần trong 40 năm qua. Biện pháp dùng ống vải lọc làm sạch không khí hạn chế đến 99,99% lượng bụi sợi phát tán.
Bất cứ ai khi vào nhà máy phải tuyệt đối tuân thủ các quy tắc bảo hộ lao động. Ngoài việc được trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động, công nhân ở đây còn được kiểm tra sức khoẻ thường xuyên. Nhiều gia đình công nhân tại thành phố này có đến 3 thế hệ làm việc tại mỏ amiang trắng nhưng không hề có dấu hiệu bị mắc các bệnh hô hấp do phơi nhiễm với amiang.
Tại Brazil, cạnh mỏ amiang trắng lớn nhất Châu Mỹ Cana Brava là khu nhà ở với quy mô 1.000 dân. Bác sỹ Eduardo Ribeiro chịu trách nhiệm theo dõi và chăm sóc sức khoẻ cho công nhân mỏ cho biết kể từ năm 1980, khi quy trình an toàn được đưa vào ngành công nghiệp amiang, không phát hiện trường hợp nào bị các bệnh liên quan đến amiang trắng. Kết quả dựa trên 14.000 hồ sơ lưu giữ từ các cuộc kiểm tra sức khoẻ công nhân đang làm việc tại nhà máy và các công nhân đã nghỉ hưu.
Mỗi năm có 2,5 triệu tấn tấm lợp fibro xi măng được tiêu thụ tại Brazil, vì vậy, việc nghiên cứu những ảnh hưởng của amiang trắng và tấm lợp fibro xi măng được giới khoa học địa phương rất chú trọng. Nhiều kết quả nghiên cứu tại đây cho thấy không có ai mắc bệnh ung thư khi sống dưới mái nhà fibro xi măng.
Hàng năm, các mẫu đo kiểm môi trường được bất ngờ kiểm tra và chuyển sang Pháp xét nghiệm. Kết quả cho thấy, mức bụi sợi amiang trắng thấp hơn mức cho phép và không gây nguy hại đến con người. Từ mỏ amiang trắng đến công ty sản xuất tấm lợp đều đầu tư công nghệ theo hướng tự động khép kín và công nghệ ướt để sản xuất. Người sử dụng lao động và người lao động nghiêm túc xây dựng và phát triển văn hóa tuân thủ những quy định về đảm bảo an toàn sức khoẻ, tạo ra thói quen trong suy nghĩ rằng công nhân phải chịu trách nhiệm về sự an toàn của chính mình.
Trong khi đó, trước những ý kiến cho rằng tất cả các loại amiang đều độc và Việt Nam cần phải cấm sử dụng amiang trắng vào năm 2020, ông Lê Hồng Tịnh, Ủy viên Thường trực Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đề nghị: “Ngoài phương án cấm hoàn toàn việc sử dụng amiang trắng ra thì Bộ Y tế cũng nên xem xét phương án sử dụng amiang trắng một cách có kiểm soát. Nếu một cái gì đó không kiểm soát được là cấm thì phải xem xét lại…”.
Ông Tịnh cho rằng vấn đề liên quan đến amiang cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng, tiếp tục nghiên cứu để có những chứng cứ thuyết phục dựa trên cơ sở khoa học. Các quyết định của Chính phủ cần đặt vấn đề sức khoẻ người dân lên hàng đầu, tuy nhiên cũng phải xem xét hài hòa các yếu tố kinh tế - xã hội, các lợi ích của người dân và doanh nghiệp.
Ðau đầu câu chuyệnthay thế
Hiện nay, các gia đình có thu nhập thấp ở miền núi phía Bắc, miền Trung, Ðồng bằng sông Cửu Long… đều sử dụng tấm lợp mái fibro xi măng. Việc cấm không cho sử dụng loại tấm lợp này không chỉ gây xáo trộn cuộc sống sinh hoạt của người dân mà còn tạo ra nhiều áp lực về kinh tế vì người dân nghèo không có đủ tiền để sử dụng vật liệu thay thế khác như ngói hoặc tôn.
Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương – Bộ Kế hoạch & Ðầu tư (CIEM), việc cấm sử dụng amiăng trắng sẽ ảnh hưởng tới các bên như người tiêu dùng, doanh nghiệp, người lao động và Chính phủ. Nếu đến năm 2020, Chính phủ cấm sử dụng amiăng trắng thì người tiêu dùng phải lựa chọn sản phẩm thay thế tấm lợp fibro xi măng. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, các sản phẩm thay thế tấm lợp fibro xi măng ở phân khúc thị trường thu nhập thấp không có nhiều. Một sản phẩm thay thế có tuổi thọ tương đương có giá cao hơn từ 4 - 7 lần. Tấm lợp PVA là sản phẩm cạnh tranh nhất về giá trong số các sản phẩm thay thế, nhưng vẫn cao hơn 1,5 lần so với giá của tấm lợp fibro xi măng và tuổi thọ chỉ bằng một nửa.
Nghiên cứu “Ðánh giá tác động kinh tế nếu cấm sử dụng amiang trắng tại Việt Nam – Trường hợp tấm lợp fibro xi măng” của CIEM cho thấy tổng chi phí thay thế tấm lợp fibro xi măng bằng tấm lợp PVA (đến năm 2030) là 183,5 nghìn tỉ đồng. Chi phí kinh tế đối với ngành sản xuất tấm lợp fibro xi măng là 395,2 tỉ đồng. Chi phí kinh tế đối với Chính phủ lớn hơn chi phí tác động tới người tiêu dùng và ngành sản xuất tấm lợp fibro xi măng là 454,5 nghìn tỉ đồng.
Nhiều nhà khoa học thuộc lĩnh vực vật liệu trong nước khi nghiên cứu các loại sợi nhằm thay thế sợi amiang trắng như sợi thủy tinh, sợi xơ dừa, sợi đay… nhận thấy các loại sợi này có tuổi thọ thấp hoặc giá thành cao. Thêm nữa, khi sản xuất tấm lợp sử dụng sợi thay thế thì người ta cũng cần bổ sung thêm các chất phụ gia để tạo độ bền cho tấm, mà nhiều chất trong số đó cũng bị đánh giá là có khả năng gây ung thư.
Các cơ quan chức năng của Việt Nam cần tiếp tục tiến hành những nghiên cứu khoa học chuyên sâu nhằm tìm ra mức độ ảnh hưởng của sợi amiang trắng và giải pháp sử dụng an toàn loại sợi này. Việt Nam cần có những đánh giá toàn diện vấn đề amiang trắng của riêng mình. Từ đó các cơ quan chức năng có thể đưa ra cách quản lý phù hợp với thực trạng và điều kiện quốc gia.
Công ước 162 của ILO cũng nêu rõ: “Amiang trắng có thể được sử dụng an toàn nếu có kiểm soát” và “các quốc gia khi thực hiện kế hoạch thanh toán các bệnh liên quan đến amiang cần xem xét đến sự khác biệt giữa các loại sợi”. Trong thời gian Chính phủ xem xét và ra quyết định thì các doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo vệ sinh môi trường lao động, trang bị bảo hộ lao động đúng quy chuẩn; tăng cường đầu tư công nghệ; khám sức khỏe định kỳ để có biện pháp phòng ngừa.
Nước Mỹ cấm amiang từ những năm 1980 theo đề xuất của EPA, nhưng đến
năm 1991, Tòa thượng thẩm Hoa Kỳ đã hủy bỏ lệnh cấm và lệnh loại bỏ dần
dần amiang.
Chính phủ Nga cho phép sử dụng amiang trắng an toàn và có kiểm soát.
Brazil đã thông qua Thoả thuận Quốc gia về Sử dụng Amiang trắng An toàn.
Thoả thuận này được cập nhật hai năm một lần. Nhờ đó, trong 30 năm qua,
Brazil đều tổ chức khám bệnh đều đặn cho công nhân, kể cả những người
đã về hưu. Công nhân có quyền yêu cầu thực hiện đánh giá về nồng độ sợi.
Tòa án Tối cao Ấn Ðộ (01.2011) đã bác bỏ yêu cầu của các Tổ chức Phi
chính phủ là cấm sử dụng tất cả các loại Amiang. Yêu cầu này đệ trình
lên tòa án từ 2004.
Trung Quốc, Thái Lan vẫn cho sử dụng Amiang an toàn và có kiểm soát. Singapore, Ðài Loan (Trung Quốc) đã từng cấm amiang, nhưng đã rút khỏi danh
sách các nước cấm từ 2010.
|