Trong bảo hộ giống cây trồng, miễn trừ quyền tác giả cho phép người khác sử dụng giống được bảo hộ làm vật liệu lai tạo để tạo ra giống cây trồng mới.

Ông Nguyễn Thanh Minh - Chánh Văn phòng bảo hộ giống cây trồng: Việt Nam nên tập trung bảo hộ các giống hoa bản địa

Trước mắt nên tập trung nghiên cứu các loài hoa bản địa, nhiệt đới vốn là thế mạnh của Việt Nam còn đối với các giống hoa có nguồn gốc ôn đới, Việt Nam khó có thể cạnh tranh với các tác giả người bản địa do điều kiện canh tác, truyền thống.


Việt Nam bắt đầu nhận đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng từ 2004, trong những năm đầu, đơn chủ yếu từ các loài cây lương thực như lúa, ngô, lạc. Những năm gần đầy, số đơn đăng ký hoa tăng dần và chủ yếu là các giống của nước ngoài.

Cụ thể, đến nay Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng đã cấp trên 100 bằng bảo hộ các giống hoa trong đó hầu hết là tác giả từ Hà Lan, Nhật Bản, Đan Mạch, Úc, … chỉ có 2 giống hoa của người Việt Nam, trong đó có lan huệ Hồng Vân.

Việc bảo hộ cho các cây hoa là hướng đi mà Việt Nam cần quan tâm hơn nữa. Trước mắt nên tập trung nghiên cứu các loài hoa bản địa, nhiệt đới vốn là thế mạnh của Việt Nam còn đối với các giống hoa có nguồn gốc ôn đới, Việt Nam khó có thể cạnh tranh với các tác giả người bản địa do điều kiện canh tác, truyền thống.

Nên sử dụng các giống được biết đến rộng rãi (kể cả giống đã được bảo hộ của nước ngoài) làm vật liệu lai tạo ra một giống mới để đăng ký bảo hộ.

Trong bảo hộ giống cây trồng, miễn trừ quyền tác giả cho phép người khác sử dụng giống được bảo hộ làm vật liệu lai tạo để tạo ra giống cây trồng mới. Như vậy sẽ nhanh có giống mới và đạt yêu cầu.