Thông thường, soi ra hố đen thôi đã khó, tiến hành đo chuyển động quay của các hố đen còn khó gấp trăm lần. Ấy vậy, một nhóm các nhà thiên văn học mới đây đã làm nên được kỳ tích tưởng chừng như bất khả thi.

Các chuyên gia đã quan sát được các vòng chuyển động của 5 hố đen siêu khổng lồ khi kết hợp dữ liệu từ Đài quan sát tia X Chandra cùng kỹ thuật "gravitational lensing" (tạm dịch là thấu kính trọng lực) - sử dụng trọng lực của các thiên thể để phóng đại hình ảnh các vật thể từ khoảng cách rất xa.

Nhóm nghiên cứu đã lấy một dải thiên hà làm trung gian để thu được hình ảnh rõ nét về các quasar (là những thiên thể có đường kính dưới một năm ánh sáng nhưng lại là nguồn phát bức xạ mạnh nhất) chứa các lỗ đen. Đồng thời, đài Chandra sẽ cung cấp hình ảnh đủ sắc nét để phân tách các hình ảnh được tạo ra từ hiệu ứng thấu kính. Từ đó, các chuyên gia áp dụng kỹ thuật "microlensing" (kỹ thuật phóng đại từ các ngôi sao trong dải thiên hà), cho phép các nhà nghiên cứu quan sát chuyển động quay của hố đen. Vùng phát ra tia X càng nhỏ thì càng có nhiều khả năng lỗ đen đang quay nhanh.

Trong một số trường hợp quan sát, nhiều lỗ đen quay với tốc độ cực nhanh. Cụ thể, lỗ đen trong một quasar - gọi là Einstein Cross đã quay với tốc độ nhanh nhất xét về mặt lý thuyết - 70% tốc độ ánh sáng. Các hố đen còn lại quay với tốc độ chỉ bằng một nửa so với tốc độ trên.

Có lẽ, chúng ta sẽ không còn có dịp chứng kiếnnhiềucác quan sát như thế này. Về bản chất, thấu kính đòi hỏi sự liên kết gần như tuyệt đối, và trong sự kiện ở đây, các nhà thiên văn học đã nghiên cứu các quasar cách xa lên tới 10,9 tỷ năm ánh sáng. Tuy nhiên, các phát hiện này có thể cung cấp một lượng thông tin hiểu biết đáng kể về các hành tinh và thiên thể xa xôi bí ẩn.