Nhóm nghiên cứu Deep Carbon Observatory (DCO), tập hợp hơn 500 nhà khoa học quốc tế, vừa công bố một chuỗi bài báo nghiên cứu cách cacbon được lưu trữ, phát thải và tái hấp thu bởi các quy trình tự nhiên và nhân tạo; phát hiện con người đang thải ra lượng cacbon hàng năm lớn gấp 100 lần tất cả các miệng núi lửa trên Trái đất cộng lại.
Miệng núi lửa, vốn được coi là nguyên nhân gây biên đổi khí hậu hàng đầu, hiện đã nhường lại vị trí cho con người.
Lượng khí CO2 các miệng núi lửa thải ra hàng năm rơi vào khoảng 0.3 – 0.4 gigaton – bằng 1/100 lượng phát thải từ con người.
Các phát hiện được đăng tải trên tạp chí Elements cho thấy chỉ 0.2% tổng lượng cacbon của Trái đất (khoảng 43,500 gigaton) là nằm trên bề mặt đại dương, đất liền và khí quyển. Số còn lại (1.85 tỉ gigaton), hiện đang nằm trong ba lớp vỏ, manti và lõi Trái đất, cung cấp các manh mối giúp khoa học tìm hiểu nguồn gốc hình thành Trái đất từ hàng tỉ năm trước.
Gigaton là một đơn vị năng lượng trong phương pháp đương lượng nổ, với một ton (tấn) tương đương với năng lượng giải phóng khi kích nổ một tấn thuốc nổ TNT. Một gigaton tương đương với lượng khí thải ra từ 3 triệu chiếc máy bay Boeing 747.
Bằng cách đo lường phần lồi của các đồng vị cacbon trong nhiều mẫu đá trên khắp thế giới, nhóm DCO đã lập được một bảng mốc thời gian ngược về 500 triệu năm trước để xác định đường dịch chuyển của cacbon từ đất liền, biển cả cho tới không khí. Nhìn chung, trái đất đã tự điều hòa lượng cacbon dioxit (CO2) trong không khí qua các khung thời gian địa chất kéo dài hàng ngàn năm. Những ngoại lệ hiếm hoi ảnh hưởng đến chu kỳ cacbon của trái đất thường là các thảm họa, ví dụ như những vụ núi lửa phun trào hoặc vụ va chạm thiên thạch đã từng khiến loài khủng long tuyệt chủng.
Giáo sư Marie Edmonds (Trường Queens’, ĐH Cambridge) cho biết, trong quá khứ, lượng lớn cacbon nạp vào khí quyển đã gây ra những thay đổi lớn trên cả cấu trúc đại dương và lượng oxy có sẵn. Các nhà khoa học ước tính, sự kiện va chạm thiên thạch tạo hố Chicxulub xảy ra hơn 66 triệu năm trước, hủy diệt ¾ sự sống trên Trái đất đã thải ra từ 425 đến 1,400 gigaton CO2.
Trong khi đó, năm 2018, chỉ riêng loài người đã thải vào khí quyển 37 gigaton cacbon. Lượng cacbon sinh ra do các hoạt động của con người trong 10-12 năm trở lại đây đã góp phần gây ra những thay đổi có tính chất thảm họa tới Trái đất.
Để so sánh, lượng khí CO2 do tất cả các miệng núi lửa trên Trái đất thải ra hàng năm rơi vào khoảng 0.3 – 0.4 gigaton – bằng 1/100 lượng phát thải từ con người. “Những kẻ nghi ngờ tình trạng biến đổi khí hậu vẫn thường đổ cho núi lửa là nguồn phát thải CO2 hàng đầu. Nhưng tình hình bây giờ đã không còn như vậy nữa.”, Edmonds khẳng định.
Thực tế, khí quyển Trái đất thường chứa mật độ CO2 lớn hơn cả thời điểm hiện tại, nhưng lượng cacbon do núi lửa phun trào cũng cần đến hàng trăm và hàng ngàn năm tích tụ để đạt đến mức đó. Ngược lại, lượng khí nhà kính do con người thải ra đã tăng lên 2/3 lần trong vài thế kỉ gần đây. Dù trái đất luôn tự cân bằng, song quá trình này đòi hỏi thời gian dài hơn hẳn thời gian con người đã và đang ảnh hưởng tới nó.
Nguồn: https://phys.org/news/2019-10-humanity-emissions-times-greater-volcanoes.html