Khả năng tưởng tượng ra mọi thứ thâm nhập vào toàn bộ hiện hữu của chúng ta. Nó tác động đến mọi thứ ta làm, tư duy và sáng tạo.
Lớn lên một số
phim khoa học dạy tôi mỗi lốm đốm tí hon đó, như những bụi nước làm thành một đám mây, có thể là một dải ngân hà – nhìn từ rất xa.
Vấn đề là không phải vũ trụ không đủ lớn, mà là con mắt thiên thu bất tận ấy chứng giám cho cuộc sống của chúng ta từ góc nhìn quá xa, xa đến mức vũ trụ tuy luôn hiện hữu, nhưng như trở thành vật trang trí không gian và không còn liên hệ gì nhiều nữa trong cuộc sống hàng ngày của rất nhiều người.
Nhìn từ chiều ngược lại, những điểm chấm li ti tôi, ta bước đi trên mặt đất theo năm tháng đã nhỏ, những toan tính được, không hàng ngày còn nhỏ xíu hơn thế nhiều lần trong bức tranh tổng thể.
Tôi thích và càng lớn càng thấy được hân hạnh ngồi xuống chẳng làm gì trong màn trời đêm. Nó cho thấy sự thật luôn ở quanh ta nhưng ta ít khi nhìn lên để thấy sự thật. Cũng vậy, thượng đế luôn bao phủ mọi chúng ta, nhưng ta ít khi ngước lên để hỏi hay tò mò hơn về thượng đế. Có thể đó là cái lỗi khó tránh khỏi của những cỗ máy luôn bị mục tiêu thôi thúc, và vì vậy thường luôn để những lợi ích gần và nhỏ che chắn tầm nhìn. Con người trở thành một giống loài chủ yếu là bận rộn từ lúc được trao cho tri thức ưu việt và quyền quyết định hơn hẳn loài vật.
Bằng lòng hay không, chúng ta đang là những cỗ máy này cho đến khi thiên nhiên có thêm những cỗ máy càng hoàn thiện, vi diệu hơn nữa. Trong khi chờ đợi phiên bản ấy, đừng quên chung quanh mình luôn có một vũ trụ – tuyệt sâu, tuyệt đẹp.